Th9 18, 2021

TRÒ CHƠI VỚI KHỐI NAM CHÂM

Trò chơi với nam châm là hoạt động nằm trong nhóm trò chơi phát triển vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và lứa tuổi mầm non (từ 3 tháng đến sau 24 tháng tuổi).
Đồ chơi với khối nam châm sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, lắp ghép khối để tạo thành một nội dung hoàn chỉnh.

Mục đích của trò chơi

  • Phát triển vận động tinh
  • Khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ.
  • Rèn luyện sự kiên nhẫn cho trẻ.

Mục tiêu

  • Nhận thức:
    + Bé nhận biết được các màu sắc, hình khối, nhận biết về lượng.
    + Bé nhận biết được về sự logic khi thực hiện các thao tác.
  • Vận động tinh: Bé sử dụng đôi tay khéo léo lắp các miếng ghép lại với nhau.
  • Vận động thô: Bé có thể thay đổi linh hoạt các tư thế khi thực hiện hoạt động.
  • Ngôn ngữ:
    + Con nghe hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi.
    + Các từ vựng: màu sắc, hình khối, số lượng..
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Từ 3 tháng tuổi trở lên

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Bộ đồ chơi magnetic tiles
  • Bàn để hoạt động.
  • Bàn ánh sáng

Cách chơi

Có rất nhiều cách chơi khác nhau với bộ đồ chơi nam châm này tùy theo độ tuổi của trẻ. Một số cách chơi theo độ tuổi mà mẹ có thể cùng bé chơi:

TRÒ CHƠI 1: Xếp hình ngôi nhà, tháp.

  • Độ tuổi: 18m+
  • Đây cũng chính là mục đính ban đầu của bộ nam châm này, đi kèm một quyển hướng dẫn hết sức chi tiết về các hình ghép sáng tạo cho bé.

TRÒ CHƠI 2: Hoạt động với ánh sáng

  • Độ tuổi: 6m+
  • Để làm hoạt động với ánh sáng, mẹ sẽ cần mua thêm một chiếc đèn led mini và thả vào trong hộp nam châm. Khi tắt điện đi, em bé sẽ quan sát ánh sáng hắt ra từ bên trong chiếc hộp. Tuy nhiên, mẹ nên mua đèn led có ánh sáng vàng 1 màu mà không bật chế độ nhấp nháy, để con có thể tập trung vào quá trình quan sát hơn. Nói về các màu sắc là một hoạt động thú vị khi chơi trò này, bởi vì với mỗi góc nhìn khác nhau, màu sắc đèn lại chuyển khác khi nhìn qua các miếng nam châm. Mẹ có thể tập trung phát triển ngôn ngữ về màu sắc cho con trong quá trình này.
  • Ngoài ra, mẹ có thể cho con quan sát qua bàn ánh sáng như hình ở dưới bằng cách mẹ bỏ đèn led vào nắp hộp nhựa to, rồi đặt hộp lên trên và thả khối nam châm vào. Con có thể quan sát ánh sáng và màu sắc của khối nam châm trên ánh đèn.

TRÒ CHƠI 3: Ghép hình

  • Độ tuổi: 18m+
  • Có bao giờ khi các mẹ dọn lại chỗ stickers của con mà thấy còn lẻ tẻ vài cái làm gì cũng không được không? Sóc thì có nhiều lần như thế lắm. Với các stickers bé bé, mẹ có thể nhặt ra và để con phân loại. Với các stickers lớn hơn, mẹ có thể dính vào các miếng nam châm và dùng dao rọc giấy cắt theo đường của nam châm để ghép lại thành hình.
  • Nếu con chưa thể ghép hình con vật luôn, thì mẹ nên dính 1 stickers vào 2 miếng nam châm cùng màu. Việc ghép hình sẽ có thể kết hợp với ghép màu giúp bé hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.

TRÒ CHƠI 4: PEEKABOO!

  • Độ tuổi: 3m+
  • Đây là một trò dành cho các bé từ khi bé xíu, chỉ cần con biết lẫy, có thể cầm nắm chắc đồ vật trong bàn tay là mẹ có thể cho con chơi được. Mục đích của trò chơi này là quá trình con cậy miếng nam châm khỏi khay bánh muffin để linh hoạt các ngón tay. Với các bé lớn hơn, mẹ có thể hỏi con thêm về tên gọi các vật ở dưới miếng nam châm.
  • Gợi ý những vật có thể đặt trong khay: số đếm, chữ cái, ảnh các thành viên trong gia đình, các mảnh đồ chơi nhỏ, bóng pom pom màu sắc.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Thêm một số hoạt động chơi với bộ đồ chơi nam châm:
  • Trò chơi: Khung cửa sổ sắc màu
    + Độ tuổi: 18m+
    + Đây là một trò cực vui khi nhà ở chung cư và có cửa kính. Với trò chơi này, em bé sẽ xếp các miếng nam châm chồng lên nhau và dựa vào cửa kính. Với lực hút của nam châm, khối mà bé xếp sẽ giữ vững và bé có thể quan sát khung cảnh xung quanh thông qua ô cửa do mình vừa tạo nên. Vào những ngày nắng hắt buổi sáng, ánh nắng sẽ chiếu màu sắc rực rỡ qua khung cửa. Và mẹ có thể tận dụng ánh nắng màu sắc đó cùng con làm một vài hoạt động khác như đặt các bạn động vật vào vị trí nắng có màu khác nhau.
  • Trò chơi Phân loại màu sắc
    + Độ tuổi 18m+
    + Với trò chơi này ba mẹ sẽ sử dụng thêm pom pom nhiều màu, bé sẽ ghép các miếng nam châm thành các hộp rỗng nhỏ nhiều màu sắc sau đó phân loại màu pom pom tương ứng với các hộp màu nam châm vừa ghép.
  • Ở phiên bản khó hơn, Sóc sẽ được giao nhiệm vụ dùng ống hút và thổi bóng pom pom vào các ô màu tương ứng. Trong hoạt động này, bé sẽ cần kiểm soát hơi thở, tập kĩ năng thổi và phân loại màu cùng một lúc. Trò này sẽ thích hợp với các bé 20m+.

Trò chơi: Ngôi nhà ấm áp

  • Độ tuổi: 20m+
  • Trong trò này, bé sẽ kết hợp chơi với các bạn động vật mô hình bao gồm bộ chó cứu hộ, những con vật bằng nhựa mua riêng. và cùng xây nên một căn nhà với các phòng cho các bạn. Sau đó cùng dựa theo kích cỡ mà xếp các bạn vào từng phòng khác nhau. Đây là một trò khá vui và hiệu quả để bé học về kích cỡ và phân loại.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *