Th6 15, 2023

Trò chơi với bàn ánh sáng

Bàn ánh sáng là một học cụ trong giáo dục sớm theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia.
Có rất nhiều lợi ích mà bàn ánh đem lại. Và thật khó để biết là nên bắt đầu từ đâu. Thường thì mọi người sử dụng nó cho việc khám phá khoa học, nhưng mà thật ra nó còn có nhiều tác dụng hơn vậy.
Có thể sử dụng cho việc làm quen văn học, toán, âm nhạc, viết và nhiều lĩnh vực khác. Nhờ vào thiết kế đơn giản bàn ánh sáng cuốn hút những đứa trẻ vào các hoạt động học tập thông qua các trò chơi mà chúng thậm chí còn không biết rằng mình đang học.
Ánh sáng giúp thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Điều này cần thiết cho sự thành công sau này của trẻ khi thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào và giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải mỗi ngày. Thật dễ dàng hơn cho trẻ rất nhiều để có ấn tượng và ghi nhớ những hình ảnh và vật khi được đặt trên bàn ánh sáng. Phát triển tư duy trực quan trừu tượng thì cần thiết cho việc đọc, viết và đếm…
Ánh sáng giúp trẻ quan sát đồ vật một cách khác hơn, rõ hơn. Trên bàn ánh sáng trẻ em thể hiện nhận thức độc đáo của chúng về thế giới bằng cách kết hợp các vật liệu, hình dạng, màu sắc và các kỹ thuật khác nhau. Chơi tự do với bàn ánh sáng cũng giúp phát triển trí tưởng tượng mà đây là nền tảng cho sự sáng tạo.
Ánh sáng được xem như là yếu tố dẫn đường trong mọi hoạt động học tập của 1 lớp học được truyền cảm hứng Reggio.
Với chiếc bàn ánh sáng, ba mẹ có thể tạo ra rất nhiều trò chơi khác nhau cho trẻ để trẻ vừa học vừa chơi. “

1. Mục đích

– Phát triển tư duy trực quan trừu tượng thì cần thiết cho việc đọc, viết và đếm…
– Giúp bé phát triển trí tưởng tượng, là nền tảng cho sự sáng tạo.
– Giúp thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, dễ gây ấn tượng và ghi nhớ những hình ảnh và vật khi được đặt trên bàn ánh sáng.

2. Mục tiêu

– Nhận thức: Đem lại khối lượng nội dung nhận thức phong phú và đa dạng qua các hoạt động được thực hiện với bàn ánh sáng.

– Vận động tinh: Trẻ được thực hiện các hoạt động phát triển vận động tinh như xếp hình, vẽ

– Vận động thô: Bé thay đổi linh hoạt các tư thế và lựa chọn tư thế thoải mái nhất khi chơi.

– Ngôn ngữ:
+ Con có thêm các vốn từ vựng mới liên quan đến hoạt động.

– Nội dung tích hợp: Phát triển khả năng ghi nhớ của bé.
– Con kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

3. Độ tuổi

– Bé từ 9 tuổi

4. Chuẩn bị

– Bàn ánh sáng
– Sỏi chơi
– Rau cỏ
– Gạo cầu vồng
– Bộ xếp hình nam châm
– Số gỗ và mica màu

5. Cách chơi

Có rất nhiều cách chơi khác nhau với bàn ánh sáng. Ba mẹ có thể tham khảo một số trò chơi sau:

1. Tạo hình khuôn mặt với sỏi: Bé từ 18m
– Với hoạt động này đầu tiên ba mẹ dùng 1 tờ giấy A4 để vẽ hình tròn cho khuôn mặt
– Sau đó ba mẹ cùng bé sẽ dùng sỏi để xếp lên hình tròn tạo các khuôn mặt với các biểu cảm khuôn mặt khác nhau.

2. Khám phá rau cỏ: bé từ 9m+
– Với hoạt động này ba mẹ sẽ chuẩn bị một số loại rau cỏ khác nhau sau đó cho bé quan sát các loại rau cỏ trên bàn ánh sáng.

3. Xếp hình với hình khối nam châm cho bé từ 12m+
– Ba mẹ sẽ cho bé dùng các hình khối nam châm để xếp thành các hình dạng khác nhau: ngôi nhà, tòa tháp…

4. Chơi với gạo cầu vồng cho bé từ 18m+
– Ba mẹ cho bé đổ và xoa đều gạo cầu vồng lên bàn ánh sáng.
– Bé có thể sử dụng ngón tay để viết chữ, số, vẽ hình lên trên gạo.

5. Khám phá màu sắc cho bé từ 9m+
– Ba mẹ sử dụng mica màu sắc, đặt các chấm tròn mica màu sắc lên bàn ánh sáng và cùng bé quan sát.

6. Lưu ý

– Ba mẹ cần theo sát các hoạt động nhất là các hoạt động cho bé dưới 18m để đảm bảo an toàn cho bé với các dị vật nhỏ như hạt gạo, miếng mica.

7. Cách phát triển hoạt động

Với các bé lớn hơn ba mẹ có thể cho bé Học số và lượng (cho bé từ 24m+)
– Ba mẹ sẽ sử dụng gỗ số và chấm tròn mica sắc màu.
– Ba mẹ có thể hướng dẫn bé đếm lượng, xếp số với lượng tương ứng, so sánh lượng…

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *