Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước là hoạt động thuộc nhóm khám phá và khải nghiệm. Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh. Vì thế tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “học mà chơi – chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
Hoạt động khám phá và trải nghiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Trong các hoạt động trải nghiệm, ba mẹ có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho bé.
Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước là hoạt động thuộc nhóm khám phá và khải nghiệm. Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh. Vì thế tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “học mà chơi – chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
Hoạt động khám phá và trải nghiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Trong các hoạt động trải nghiệm, ba mẹ có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho bé.
1. Mục đích
– Giúp bé có những trải nghiệm mới mẻ trong hoạt động với nước.
– Khơi gợi sự tò mò, hứng thú cho trẻ.
– Khơi gợi trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé.
2. Mục tiêu
– Nhận thức:
+ Giúp bé nhận biết và phân biệt môi trường nước sạch và môi trường nước bẩn.
+ Nhận biết nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước, cách bảo vệ môi trường nước.
+ Nhận biết tác hại của việc ô nhiễm môi trường nước đến các sinh vật sống dưới nước.
– Vận động tinh:
+ Bé sử dụng tay để cầm kẹp kẹp lấy các con vật; dùng tay gỡ các vật dính trên con vật.
+ Dùng khăn lau chùi các con vật.
– Ngôn ngữ:
+ Bé có thêm các từ vựng mới liên quan đến hoạt động.
+ Bé miêu tả về những chi tiết trong hoạt động.
– Bé kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
3. Độ tuổi
– Từ 3 tuổi
4. Chuẩn bị
– 2 chiếc khay chơi sâu lòng ( có thể dùng luôn bàn giác quan)
– Các con vật biển
– Màu thực phẩm (đen) hoặc đường đen, màu xanh dương.
– Một số giấy rác, nilong.
– Kẹp nhựa
– Khăn vải mềm.
5. Cách chơi
– Đầu tiên ba mẹ mix màu thực phẩm (màu đen) hoặc đường đen vào nước trong khay chơi để tạo môi trường nước ô nhiễm. Khay còn lại ba mẹ mix màu xanh dương để tạo môi trường nước sạch.
– Thả thêm giấy rác, nilong hoặc một số vỏ bánh kẹo vào khay nước đen.
– Con sẽ được dạy nhận biết về môi trường nước sạch (màu xanh) và môi trường nước bẩn (màu đen). Các sinh vật có thể sống được trong môi trường nước sạch. Nhiệm vụ của con là chuyển các sinh vật từ môi trường nước bẩn sang môi trường nước sạch.
– Trong quá trình chơi ba mẹ cùng bé trò chuyện về ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến các sinh vật sống dưới nước.
6. Lưu ý
– Ba mẹ cung cấp thêm các thông tin, kiến thức cho con thông qua trò chuyện khi làm hoạt động. Không cần đưa ra quá nhiều chỉ dẫn hay đặt nhiều câu hỏi.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)