Tùy vào mục đích của hoạt động thảm giác quan có thể là một tấm bìa lớn hoặc nhỏ, có đính các chất liệu khác nhau để bé sờ chạm: thô, ráp, mịn, trơn, mềm, xù xì…. Hoặc thảm giác quan có thể làm từ một vòng tròn nhựa to, mẹ buộc các vật liệu khác nhau quanh vòng và cho con nằm sấp ở giữa. Hoặc thảm giác quan cũng là một lựa chọn hợp lý khi mẹ sử dụng các chất liệu: bông, sỏi, lưới, ống hút và gắn vào bìa rồi dính chắc dưới sàn nhà.
Từ lúc mới sinh trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan, đó là lý do tại sao trẻ luôn thích chạm vào mọi thứ và đặt nó vào miệng.
Với Thảm giác quan ba mẹ có thể cùng bé thực hiện nhiều hoạt động phát triển đa giác quan.
Thảm giác quan sẽ giúp bé cảm nhận được các bề mặt vật liệu thông qua đôi tay, từ đó trẻ sẽ nhận biết và phân biệt được các loại cảm giác: mềm, cứng, thô, ráp… tạo nền tảng phát triển cơ quan xúc giác của trẻ.
1. Mục đích của trò chơi
- Phát triển giác quan và xúc giác cho trẻ.
- Kích thích sự tò tò, hứng thú của trẻ.
2. Mục tiêu
- Nhận thức: Bé tự do khám phá với những chất liệu trên thảm.
- Vận động tinh: Bé dùng đôi tay để cầm, nắm, kéo, xoa
- Vận động thô: Bé có thể bước di chuyển qua thảm với những vật liệu kết dính khác nhau trên thảm.
- Ngôn ngữ:
+ Bé lắng nghe và hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ
+ Các từng vựng mới: màu sắc, cảm giác - Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
3. Độ tuổi chơi
- Khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên khi bé Từ 3 tháng tuổi trở lên
4. Các vật dụng cần chuẩn bị
- Thảm giác quan khác nhau theo độ tuổi.
5. Cách chơi
– Với các bé khoảng từ 3 tháng tuổi:
+ Ba mẹ cho bé tự do khám phá với thảm. Trong quá trình khám phá, con sẽ dùng sức của tay vai để đẩy cơ thể, di chuyển xung quanh và khám phá tự do.
+ Ba mẹ hãy để cho con một khoảng không nhất định và khám phá tự do. Sau đó mẹ sẽ chỉ dẫn bằng lời nói và miêu tả những cảm giác khi con sờ chạm: “Miếng vải này thật mềm, thật mềm. Miếng vải này sần sùi. ……”
– Với các bé lớn hơn ở tuổi tập đi ba mẹ có thể làm thảm giác quan bằng cách dán các vật liệu khác nhau: sỏi, bông, một miếng thảm gai … sau đó cho bé bước qua, bé sẽ cảm nhận sự thay đổi cảm giác qua mỗi bước chân.
6. Một vài các lưu ý nhỏ
- Ba mẹ chú ý quan sát và hỗ trợ bé kịp thời khi chơi.
7. Các hoạt động khác phát triển trò chơi
- Ba mẹ cũng có thể cho bé hoạt động với thảm giác quan bằng một số nguyên liệu đơn giản: giấy dán tường, băng dính, ticker, màu…
– Cách làm: Ba mẹ dán ngược giấy dán tường lên sàn nhà (để mặt dính của giấy dán tường lên phía trên sau đó dùng bằng dính dính cố định lại)
– Cách chơi: Ba mẹ cho bé di chuyển trên tấm thảm dính đó kết hợp với dán ticker, vẽ màu lên thảm để duy trì hứng thú cho trẻ.
“Miếng vải này thật mềm, thật mềm. Miếng vải này sần sùi. ……”
Với các bé lớn hơn, ở độ tuổi tập đi, thảm giác quan cũng là một lựa chọn hợp lý khi mẹ sử dụng các chất liệu: bông, sỏi, lưới, ống hút và gắn vào bìa rồi dính chắc dưới sàn nhà. Bé sẽ cảm nhận sự thay đổi cảm giác qua mỗi bước chân.
Ở hoạt động trong ảnh, mình đã sử dụng một mảnh giấy dán tường, nhưng dính ngược phần dính lên trên, xung quanh cố định bằng băng dính giấy dưới sàn nhà, sau đó cho Sóc tập đi trên “sticky path” mà mẹ tạo. Sóc sẽ cảm nhận rất rõ chân mình dính lại, trong quá trình gỡ chân khỏi miếng thảm Sóc sẽ nghe thấy tiếng sột soạt.
Tuy nhiên, chắc chắn em bé chơi một lúc sẽ chán, nên mình sẽ để Sóc khám phá tự do bằng tay, và sau đó mang các loại khuy hạt rực rỡ màu sắc để Sóc dính lên trang trí cho tấm thảm. Khi em bé dán kín tấm thảm rồi, trải nghiệm đi trên tấm thảm cũng khá vui vẻ. Những khuy hạt này sẽ được gỡ lại và như một hoạt động tiếp theo trong chuỗi thảm giác quan của Sóc. Quá trình gỡ sẽ giúp Sóc học được kĩ năng sử dụng ngón tay linh hoạt.
Sau đó, chắc chắn tấm thảm vẫn còn hơi dính, tấm thảm này sẽ được tận dụng tiếp tục cho hoạt động màu sắc cuối cùng: Tô màu nước. Hoạt động này mẹ có thể tham khảo trong mục Nghệ thuật và thủ công.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)