SỐT XUẤT HUYẾT là bệnh lành tính, tuy nhiên, năm nào cũng bùng dịch và năm nào cũng có người tử vong, do không nhận biết được sớm cũng như có hướng xử lý điều trị đúng & kịp thời.
‼️ SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây ra và CHƯA có VACCINE phòng và THUỐC CHỮA TRỊ ĐẶC HIỆU, đa phần bệnh tự khỏi và KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH. Đặc biệt, sau khi mắc bệnh rồi thì những lần sau VẪN MẮC LẠI BỆNH TIẾP VÀ NẶNG HƠN LẦN ĐẦU‼️
‼️SXH thường xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 7-11 hàng năm.
‼️ THẬN TRỌNG VỚI SỐT XUẤT HUYẾT KHI MANG THAI‼️ Ko chỉ đối với trẻ nhỏ, mà người lớn cũng có thể mắc bệnh SXH.
👉 Đối với phụ nữ đang mang thai, mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ nặng hơn người bình thường bởi sức đề kháng kém, nhất là những mẹ bầu đang ở giai đoạn chớm đầu hoặc cuối thai kỳ.
👉 Một số rủi ro có thể gặp phải khi mẹ bầu bị SXH như: sinh non, nguy cơ mắc tiền sản giật, nguy cơ bị sảy thai hoặc thai lưu nếu đang mang thai giai đoạn đầu. Nếu vào thời điểm cuối thai kỳ và trong khi chuyển dạ có thể gây xuất huyết nhiều, băng huyết sau sinh có nguy cơ tử vong cả mẹ và con.
‼️DẤU HIỆU NHẬN BIẾT/NGHI NGỜ SXH:
📌 Đột ngột sốt cao liên tục khó hạ dù có dùng thuốc hạ sốt và không kèm theo triệu chứng gì khác. Có thể có co giật do sốt cao
📌 Chân răng rỉ máu, da xuất hiện những đốm nhỏ li ti giống bị sởi
📌 Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau hốc mắt, khó thở, đau bắp chân…
📌Đau bụng, đi phân lỏng, chán ăn, buồn nôn và nôn thường xuyên
📌Đi tiểu ít, cơ thể mất nước, háo nước
📌 Chóng mặt, tim đập nhanh do hạ huyết áp
📌 Bệnh SXH không có ho sổ mũi tuy nhiên nhiều trẻ có kèm ho sổ mũi liên miên, đôi khi có trường hợp vừa SXH vừa bị cảm cúm nhưng ít và dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn.
🆘 Có rất nhiều ca SXH mà chẩn đoán là viêm họng cấp dẫn đến hậu quả đáng tiếc vì vậy các mẹ chú ý cẩn thận‼️
‼️DIỄN BIẾN SXH – chia làm 3 giai đoạn:
⭕️ Giai đoạn 1 – giai đoạn sốt – 3 ngày đầu: sốt trong 72 giờ đầu, trẻ sốt cao liên tục khó hạ đc sốt, bé mệt mỏi do sốt tuy nhiên giai đoạn này chưa có nguy hiểm, cho bé uống hạ sốt và theo dõi tiếp bé. Cho bé uống nhiều nước như nước trái cây, nước dừa, điện giải.
🆘 Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC DÙNG IBUPROFEN / ASPIRIN nếu nghi ngờ SXH‼️Chỉ dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol‼️ (lý do mình sẽ chia sẻ ở phía dưới)
⭕️Giai đoạn 2 – giai đoạn xuất huyết – 4 ngày tiếp theo: giai đoạn thì bé bớt sốt hoặc hết sốt, 80% số trẻ đến ngày thứ 4 bé sẽ khỏe, ăn, chơi bình thường giống như sốt virus thông thường, chỉ có 20% có các dấu hiệu nặng hơn mặc dù con hết sốt như bé mệt mỏi, ngủ vùi, ăn kém, bỏ ăn…
👉 Giai đoạn này mẹ cần theo dõi sát sao vì nhiều mẹ thấy con hết sốt chủ quan cho con đi học lại, không chú ý đến con có những biểu hiện xuất huyết như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam/chảy máu chân răng, xuất huyết đường tiêu hoá (đi ngoài ra máu, đi lỏng..), nặng hơn là xuất huyết não.
⭕️Giai đoạn 3 – giai đoạn hồi phục – 3 ngày cuối: Sau khi vượt được qua giai đoạn thứ 2 thì bé sẽ bước vào giai đoạn phục hồi: tươi tỉnh lại, có cảm giác đói, đòi ăn, đi tiểu nhiều, xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.
‼️NHỮNG SAI LẦM DỄ MẮC PHẢI KHI XỬ LÝ SXH:
⭕️Giai đoạn đầu, con sốt cao ko hạ và ta hay có thói quen cho truyền dịch để hạ ➡️ SAI‼️ TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRUYỀN DỊCH cho người bệnh GIAI ĐOẠN ĐẦU, chỉ cho uống nước bù điện giải thôi‼️
👉 Giai đoạn này, người bệnh đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nên nếu truyền dịch sẽ dễ bị sốc. Trường hợp không ăn uống được, nôn và muốn truyền dịch phải được bác sĩ chỉ định.
⭕️Giai đoạn hồi phục, tuy là đã khỏi, nhưng người bệnh vẫn có triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Vì thế, nhiều người muốn truyền dịch để mau chóng khỏe.
➡️ SAI‼️ TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRUYỀN DỊCH giai đoạn này 👉 đây là giai đoạn thừa nước, truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể tử vong.
⭕️ Do con sốt cao, nhiều mẹ tự ý mua ibuprofen/aspirin để hạ sốt giảm đau‼️
➡️ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DÙNG IBUPROFEN/ASPIRIN hạ sốt‼️
👉 Aspirin / Ibuprofen là thuốc chống chỉ định trong bệnh SXH vì nếu dùng sẽ gây hiện tượng chảy máu do SXH không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, khiến bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt, đối với trẻ em, Aspirin còn gây hội chứng Reye (gây phù não, suy gan nhiễm mỡ, tỷ lệ tử vong lên đến 30-50% và có nguy cơ để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).
⭕️ Bố mẹ thường hay đợi con nổi nốt đỏ thì mới nghĩ đến khả năng SXH‼️
➡️ SAI! Sau 3 ngày sốt, đã có thể khám và xác nghiệm để xem có bị SXH hay không, nếu đợi con nổi nốt đỏ thì có thể trẻ đã bước vào gđ nặng.
‼️TỦ THUỐC CẦN TRỮ PHÒNG SXH
✔️Lăn chống muỗi & lăn trị muỗi hữu cơ: ra ngoài đừng quên cái này nhé! Dưới 6 tháng chưa dùng được lăn chống muỗi thì hãy bảo vệ con bằng những biện pháp thông thường như mặc áo dài tay, bôi tinh dầu vào quần áo…
✔️Hạ sốt: CHỈ DÙNG HẠ SỐT GỐC PARACETAMOL để hạ sốt cho trẻ nhỏ/người lớn khi nghi ngờ SXH, ít nhất là trong 3 ngày đầu sốt. Hạ sốt Doliprane / Efferalgan đều là hạ sốt gốc paracetamol nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai & cho con bú nhé. Có đủ các loại hạ sốt từ đút hậu môn, siro, dạng bột gói & dạng sủi phù hợp với yêu cầu của mẹ nha!
✔️Điện giải: khi sốt, cơ thể mất nước rất nhanh, nên càng nhanh chóng bù điện giải cho người bệnh càng tốt nha. TUY NHIÊN, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong.
➡️ Mình luôn khuyến khích dùng điện giải pha sẵn, để yên tâm, ngay cả khi mình k ở nhà trực tiếp thì cũng loại trừ được khả năng người nhà pha oresol sai tỉ lệ.
👉 Điện giải Pigeon dạng nước sẵn dùng được cho bé từ 3m+ nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho con nhé.
‼️ Phòng bệnh hơn chữa bệnh‼️Hãy đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng, không bẩn, ẩm thấp, tránh nguy cơ muỗi ghé thăm‼️
➡️ Cách đơn giản nhất là sử dụng các tinh dầu đuổi muỗi‼️ Loài muỗi rất sợ những mùi hương có vị ấm, cay, nồng và các loại cây thuộc họ cam quýt . Do đó, tinh dầu được chiết xuất từ các loại cây này có thể đuổi và giúp chúng ta chống lại những nguy cơ từ muỗi.
➡ Có rất nhiều cách để sử dụng tinh dầu đuổi muỗi hiệu quả:
🔻 nhỏ một vài giọt tinh dầu lên quần áo việc này sẽ giúp tinh dầu bám mùi lâu hơn, tác dụng xua đuổi muỗi lâu hơn.
🔻dùng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu hàng ngày.
🔻 pha vào nước lau nhà cũng đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Mình hay dùng viên tiệt trùng để lau nhà, lau đồ đạc trong nhà hàng ngày, đồng thời sẽ nhỏ thêm chút tinh dầu vào nước lau nhà, như vậy vừa sát khuẩn được nhà cửa, lại vừa đuổi muỗi được, quá tiện😆👌
✔Xịt khuẩn hữu cơ cho không khí: Ko phải ngẫu nhiên mà lăn chống muỗi/ lăn trị muỗi hay các sp về chống trị muỗi đều có mùi chanh sả😂 Mùi hương của sả chanh rất dễ chịu và thư giãn với con người nhưng với muỗi thì hoàn toàn ngược lại. Khi có mùi sả chanh trong không khí, muỗi sẽ bị lạc mất phương hướng bay và không xác định được người ở đâu để bay đến đốt. Đó chính là nguyên nhân mà tinh dầu sả chanh có thể được coi là khắc tinh của loài muỗi😂
➡️ Xịt khuẩn hữu cơ diệt khuẩn không khí, với thành phần chứa tinh dầu sả chanh, bên cạnh công dụng diệt khuẩn các virus, vi khuẩn như cúm A, nấm mốc, vi khuẩn strep (gây liên cầu khuẩn viêm mũi họng)… thì nó còn có tác dụng khiến muỗi tránh xa đó👌 1 mũi tên trúng nhiều đích luôn👌 ĐẶC BIỆT: vì nó hữu cơ nên 100% AN TOÀN VỚI PHỤ NỮ MANG THAI, PHỤ NỮ CHO CON BÚ VÀ TRẺ NHỎ‼️
✔Xịt khuẩn hữu cơ cho vải ga gối đệm thảm: Nhắc đến quế thì không thể bỏ qua những công dụng của nó như chữa ho, giảm cân, giúp lưu thông máu, chống ung thư… nhưng tác dụng phổ biến nhất thường được dùng là khử mùi hôi, nấm mốc và đuổi muỗi vô cùng hiệu quả.
➡ Xịt khuẩn hữu cơ, với thành phần chính là tinh dầu quế khá dễ chịu và ấm áp, xịt vào ga gối rèm thảm đệm, vừa khử được mùi hôi, nấm mốc, vừa diệt được bụi mạt nhà, và lại đuổi muỗi nữa👌QUAN TRỌNG NHẤT LÀ: vì nó hữu cơ nên 100% AN TOÀN VỚI PHỤ NỮ MANG THAI, PHỤ NỮ CHO CON BÚ VÀ TRẺ NHỎ‼️
✔️Tinh dầu tràm: các mẹ mua rất nhiều về để tắm hạ sốt, xông mũi họng phòng ngừa các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt… Ngoài ra tinh dầu tràm cũng được sử dụng để xua đuổi, sát khuẩn hiệu quả, khi bị muỗi đốt bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu tràm lên vị trí muỗi đốt giúp làm dịu và sát khuẩn vết thương.
✔️Tinh dầu hữu cơ: bên cạnh các tác dụng giúp lọc khuẩn không khí, thư giãn ngủ ngon, thiền tịnh, refresh, thì những tinh dầu hữu cơ này thành phần đều chứa những loại tinh dầu mà cực kì hiệu quả cho tác dụng đuổi muỗi:
🔻Tinh dầu hữu cơ Zen thư giãn ngủ ngon: chứa tinh dầu cam và gỗ tuyết tùng, với mùi thơm nồng ấm của gỗ giúp ổn định tinh thần, giải toả căng thẳng, thư giãn ngủ ngon, có khả năng đuổi muỗi, ruồi và các loại côn trùng khác rất hiệu quả.
🔻Tinh dầu hữu cơ tăng cường sảng khoái, sạch khuẩn Vitale: sự kết hợp của tinh dầu của gỗ thông, cây bạc hà và chút hương thảo – đều là những mùi mà muỗi rất sợ, nếu ngửi phải chúng sẽ bị rối loạn phương hướng ngay lập tức.
🔻Tinh dầu hữu cơ Mediation thư giãn thiền tịnh: đây là loại tinh dầu mình rất thích, vì nó là sự kết hợp của rất nhiều loại tinh dầu như tinh dầu trầm hương (giúp làm giảm căng thẳng thần kinh & trầm cảm), tinh dầu cam ngọt (có tác dụng an thần), tinh dầu chanh (giúp giảm stress), tinh dầu quế, tinh dầu bergamot… và đương nhiên, những loại tinh dầu mùi nóng ntn, muỗi rất sợ😂 Tinh dầu này rất thích hợp khi tập Yoga, thiền tịnh nhé.
✔️Viên tiệt trùng: không gian sống phải sạch sẽ thì mới khiến muỗi ko bén mảng được. Có đốt tinh dầu đuổi muỗi đến mấy mà nhà bẩn, để các khu chứa nước bẩn tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, thì cũng k có tác dụng. Vậy nên, dùng viên tiệt trùng lau nhà cửa hàng ngày sạch sẽ nha các mẹ!
Chúc các mẹ sẽ bình tĩnh để chống lại các loại dịch! Nhớ là phải trữ sẵn đồ nhé, chứ sát nút hỏi thì k còn gì đâu ạ😰
Cre: Mẹ Shin & Flynn
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)