Th6 13, 2023

Sách phát triển logic

Sách phát triển logic là hoạt động hướng tới mục tiêu chính: Nhận thức. Các cấp độ nhận thức của con đó là: Ghi nhớ – hiểu – áp dụng – phân tích – đánh giá – sáng tạo (Benjamin Bloom, 2001).
Với các bé dưới 2 tuổi, mục tiêu của nhận thức ở nằm chủ yếu ở 3-4 cấp độ đầu.
– Ở cấp độ ghi nhớ, con có thể gọi tên, sao chép (cách làm, cách gọi, …), liệt kê, ghi nhớ và lặp lại những hành động, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ hiểu, con có thể phân loại, nhận biết, lựa chọn, miêu tả, và giải thích những khái niệm, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ áp dụng, con có thể thực hiện hành động, giải quyết, phác họa, diễn giải… những khái niệm, sự vật, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ phân tích, con có thể phân biệt, liên hệ, so sánh, đối chiếu, thử nghiệm, đặt câu hỏi,…
– Ở cấp độ đánh giá, con có thể tranh luận, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn, phê bình,…
– Ở cấp độ sáng tạo, con có thể thiết kế, lắp ráp, xây dựng, phỏng đoán, phát triển, điều tra… Với hoạt động này, mục tiêu nhận thức đang hướng tới cấp độ 1-2, để con ghi nhớ, nhận biết và phân loại số đếm. Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.

1. Mục đích

– Phát triển kỹ năng quan sát – phân tích của trẻ
– Phát triển tư duy logic
– Rèn luyện sự kiên trì, tập trung chú ý.

2. Mục tiêu

– Nhận thức: Thông qua hoạt động bé có thể nhận biết về màu sắc, hình dạng, chữ số,
+ Nhận biết về cách liên kiệt các đối tượng tương đồng; sắp xếp theo quy luật…

– Vận động tinh: Bé sử dụng tay để bóc dán ticker, xếp các que tăm…

– Vận động thô: bé thay đổi linh hoạt các tư thế để lựa chọn tư thế thoải mái nhấ khi thực hiện hoạt động.

– Ngôn ngữ:
+ Bé nghe hiểu chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi.
+ Các từ vựng: chữ cái, số, hình, lượng, phương hướng…

– Bé kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

3. Độ tuổi

  • Từ 2,5 tuổi trở lên

4. Chuẩn bị – Cách chơi

  • Cách chơi 1:
    – Ba mẹ kẻ bảng bao gồm 5 hàng và 6 cột.
    + Hàng ngang đầu tiên trên cùng ba mẹ đánh các mũi tên chỉ phương hướng: phía trên – bên trái – phía dưới – bên phải – chéo.
    + Ở cột đầu tiên, mỗi hàng ba mẹ chấm sẵn các chấm màu theo các thứ tự khác nhau, ví dụ: hàng 1: hồng – xanh lá – cam – xanh dương – vàng; hàng 2: xanh dương – xnah dương – vàng – cam – xanh lá…
    – Ba mẹ chuẩn bị thêm những con cá nhiều màu sắc như các chấm màu.
  • Cách chơi: Ba mẹ yêu cầu bé dán các con cá màu sắc theo thứ tự dãy màu mẹ đưa ra và dán con cá theo phương hướng tương ứng trên hàng ngang.
  • Cách chơi 2:
    – Ba mẹ vẽ hình con sâu màu sắc, mỗi đốt tròn trên mình con sâu ba mẹ đánh dấu các chữ cái tương ứng từ a – z.
    – Những miếng dán ticker chữ cái

– Ba mẹ cho bé dùng ticker chữ cái dán lên các chữ cái tương ứng trên mình con sâu.
– Trong khi chơi ba mẹ có thể cùng con vừa chơi vừa hát theo bài hát ABC song.

  • Cách chơi 3:


– Ba mẹ kẻ bảng 4 cột và 4 hàng.
– Hàng ngang đầu tiên ba mẹ dán ở chấm màu lần lượt ở các ô, ví dụ: vàng – xanh – hồng ( số lượng mỗi chấm màu tùy)
– Tương tự cột dọc đầu tiên ba mẹ dán các chấm màu: xanh dương – tím – cam ( số lượng mỗi chấm màu tùy)
– Ba mẹ chuẩn bị thêm các chấm màu bóc dán.

Cách chơi 4:
– Trên mặt giấy ba mẹ kẻ 1 hàng ngang dưới cùng quy định màu sắc tương ứng với các chữ cái A, B, C, D, E, F, G.
– Khoảng trắng còn lại trên giấy ba mẹ ghi xáo trộn các chữ cái A, B, C, D, E, F, G
– Ba mẹ chuẩn bị các chấm tròn màu sắc đã quy định.

– Ba mẹ hướng dẫn bé sử dụng các chấm tròn màu sắc dán vào các chữ cái tương ứng đã quy định trước đó.

Cách chơi 5: Làm theo mẫu

– Ba mẹ mẹ dán các chấm tròn màu sắc theo từng hàng trên giấy.
– Chuẩn bị thêm tăm bông.

– Ba mẹ đưa ra mẫu bằng cách dùng tăm bông nối 2 chấm màu bất kì với nhau sau đó yêu cầu bé dùng tăm bông tìm kiếm và nối những cặp chấm màu tương ứng như mẫu mẹ đưa ra.

Cách chơi 6: Tạo biểu đồ
– Ba mẹ tạo bảng 7 cột và 6 hàng.
+ Cột dọc đầu tiên ba mẹ dán các hình ticker khác nhau, mỗi ticker ba mẹ quy định một số lượng nhất định: 1, 2,3,4,5
+ Cột dọc thứ 2: Ba mẹ đánh số 1,2,3,4,5 từ hàng số 2 từ dưới lên trên
+ Hàng ngang dưới cùng bắt đầu từ cột thứ 3 ba mẹ dán lần lượt các ticker đã quy định lượng ở phía trên vào các ô
– Ba mẹ chuẩn bị thêm các chấm tròn màu sắc khác nhau.

– Với mỗi ticker đã quy định số lượng là bao nhiêu thì dán bấy nhiêu chấm tròn theo cột dọc đã đánh số 1,2,3,4,5. Ví dụ: Ticker con bò số lượng quy định là 2, bé dẽ dán 2 chấm tròn tương ứng vào cột con bò.

Cách chơi 7:
– Ba mẹ tạo bảng 5 hàng 10 cột
+ Ở cột dọc đầu tiên ba mẹ đánh số 1 – 4 từ dưới lên trên.
+ Ở hàng ngang dưới cùng bắt đầu từ cột thứ 2 ba mẹ đánh lần lượt các chữ cái: A, B, C, D, E, F, G, H,I
– Ba mẹ kẻ hoặc dán thêm 1 phần rồi ghi phần quy định:
+ Chấm tròn màu đò: A1, B3, D4, E2, G2, H4
+ Chấm tròn màu hồng: A4, B1, C3, E1, F3, I2
+ Chấm tròn màu vàng: A3, D2, E4, F1, H1, I3
+ Chấm tròn xanh dương: C1, D3, F4, A1, H2, I4
+ Chấm tròn màu tím: B4, C2, D1, E3, G3, I1.
+ Chấm tròn màu xanh lá: B2, C4, F2, G1, G4, H3
– Ba mẹ chuẩn bị thêm các chấm màu tương ứng với những màu đã quy định ở trên.

Ba mẹ hướng dẫn bé cách chơi nhưu sau: Cho bé xem phần quy ước đối với các chấm màu, ví dụ:
+ Với chấm màu đỏ, A1 tức là bé sẽ dõng từ cột A lên và cột số 1 sang rồi dán chấm đỏ vào ô giao nhau đó.
+ Với chấm màu hồng: A4 tức là bé sẽ dõng từ cột A lên và từ hàng số 4 sang, dán chấm tròn vào ô giao nhau giữa cột A và hàn số 4.

Cách chơi 8: ĐẾM SỐ LƯỢNG THEO HÌNH
– Ở chiều ngang ba mẹ đánh dãy số từ 1 – 10
– Ở hàng dọc dưới mỗi số ba mẹ đánh các hình tròn tương ứng với sô, số 1 – 1 hình; số 2 – 2 hình…
– Ticker nhiều hình

– Ba mẹ cho bé dùng ticker dán số lượng ticker tương ứng với số ở hàng ngang; số 1 – dán 1 ticker, số 2 – dán 2 ticker

Cách chơi 9: NHẬN DIỆN TÊN
– Ba mẹ ghi tên của bé, của ba mẹ bằng các chữu cái không dấu trên giấy
– Chuẩn bị ticker chữ cái.

-Ba mẹ cho bé dùng ticker dán các chữ cái tương ứng lên các chữ cái có trên tên đã viết trước đó.

Cách chơi 10: ĐẾM SỐ LƯỢNG
– Ba mẹ kẻ các ô vuông rỗng và đánh số bất kì trong phạm vi 10.
– Ticker nhiều hình.

– Ba mẹ cho bé dán số lượng ticker tương ứng với số. Ví dụ: ô số 2 dán 2 ticker; ô số 3 dán 3 ticker.

Cách chơi 11: NHÂN BIẾT HÌNH ĐỐI XỨNG
– Ba mẹ vẽ hình các con bọ cánh cứng, ba mẹ cho trước các chấm màu trên 1 bên cánh.
– Các chấm màu

– Ba mẹ cho bé quan sát những chấm màu đã có sẵn ở 1 bên cánh trên thân bọ ngựa sau đó yêu cầu bé dán những chấm tròn tương tự ở bên cánh còn lại sao cho số chấm tròn 2 bên đối xứng với nhau.

Cách chơi 12: Đếm lượng theo hình.
– Trên mặt giấy ba mẹ vẽ các hình tròn. Trên mỗi hình tròn ba mẹ đánh số và các chấm tương ứng với số

– Ba mẹ hướng dẫn bé đếm lượng, trả lời câu hỏi về lượng.

Cách chơi 13: GHÉP ÂM
– Ba mẹ dán các chư cái to ở hàn ngang trên, dán các chữ cái nhỏ đối xứng ở hàng ngang dưới

– Ba mẹ hướng dẫn con ghép âm ở hàng trên với hàng dưới.

Cách 14:

Cách chơi 15: Làm theo họa tiết

Cách chơi 16: Tìm hình đúng

Cách 17: Chuỗi quy luật

Cách 18: Học về lượng

– Với mỗi hàng, con sẽ dùng 2 tay để lấy số lượng ngón tay tương ứng với số chấm trên hàng.

VD: Hàng đầu tiên: Tay trái 2 ngón (2 chấm đen), Tay phải 3 ngón (3 chấm tím)

Cách chơi 19: Học về lượng và hướng

  • Trò 1: Bảng số phía bên trái
    – Con sẽ đặt số ngón tay của cả 2 tay tương ứng với 2 bên cột, và lần lượt theo từng hàng.

VD: Tay trái 1 ngón tay, tay phải 2 ngón tay (Hàng đầu tiên)

  • Trò 2: Mũi tên

– Mỗi màu sẽ có 2 mũi tên theo hướng khác nhau (phân thành 2 bên). Con sẽ bắt đầu từ dấu chấm và cùng lúc di chuyển ngón tay theo hướng mũi tên. Trò này sẽ giúp con cân bằng khả năng điều khiển 2 tay.

Cách chơi 20: Học về hướng

  • 2 trò này tương tự nhau

– Con sẽ dùng ngón tay di chuyển bắt đầu từ dấu chấm và theo chiều mũi tên (Lưu ý là di chuyển 2 tay cùng lúc để tăng khả năng điều khiến và phối hợp song phương)

Cách chơi 21: Trò này để ôn tập số và lượng

– Mẹ nói số nào, con sẽ đập tay vào số + lượng đó.

VD: Mẹ nói số 4: Tay trái đập vào 4 chấm trắng và tay phải đập vào số 4

Cách chơi 22: Vũ điện trong rừng – ANIMAL DANCING

– Đây là cái tên do nhà mình tự nghĩ ra thôi. Để chơi, con sẽ chọn 2 con vật trong rừng. Sau đó con cầm mỗi tay 1 bạn.

– Các bạn sẽ đi theo hàng. Hàng đầu tiên: Hươu nhảy 1 cái, voi nhảy 2 cái. Tương tự đến hết.

Cách chơi 22:

– Con sẽ di chuyển ngón tay theo đường màu để đi từ đầu bên nọ sang đầu bên kia.

Cách chơi 23:

  • TRÒ BÊN TRÁI
    – Con sẽ dùng 2 ngón tay 2 bên để di chuyển 2 tay cùng lúc theo đường.
  • TRÒ BÊN PHẢI
    – Con sẽ đặt ngón tay theo số ô vuông ngang hàng (kết hợp tay trái và phải cùng lúc)

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *