Th9 23, 2021

PHÒNG BỆNH GIAO MÙA CHO TRẺ NHỎ

Hằng năm, có đến gần 30% trẻ nhập viện vì bệnh trong những lúc giao mùa như hiện nay. Bệnh lúc giao mùa khá đa dạng từ cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản đến tiêu chảy và dị ứng đa tác nhân. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi được xem là đối tượng dễ ốm nhất trong lúc giao mùa.

TẠI SAO LÚC GIAO MÙA TRẺ DỄ BỊ BỆNH?
Các yếu tố vật lý của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm bắt đầu thay đổi lúc giao mùa đã tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh phát triển, thậm chí 1 số loài có thể tạo ra nhiều biến thể khác nhau. Ví dụ, một số dòng khuẩn E.coli – gây ra bệnh tiêu chảy – có sự phụ thuộc nhất định vào độ ẩm không khí. Và môi trường lúc giao mùa thường khá dày đặc các yếu tố gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn.

Trẻ trước 6 tuổi sẽ trải qua giai đoạn chuyển giao về miễn dịch rất quan trọng, sẽ có nhiều “khoảng trống về miễn dịch” cần lấp đầy. Từ lúc sinh khả năng miễn dịch của trẻ phụ thuộc lớn vào sữa mẹ vì lúc này cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh trong tự tạo ra yếu tố miễn dịch. Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ bắt đầu tự xây dựng đề kháng và tạo ra kháng thể thông qua tương tác với môi trường, tiêm phòng… Và tất nhiên là trong giai đoạn này trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn người lớn chúng ta

CÁCH TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ KHI GIAO MÙA
Tăng đề kháng cho trẻ để cơ thể trẻ trở nên chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh lúc giao mùa là cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên trong việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ tăng cường miễn dịch.

1. CHO TRẺ UỐNG NƯỚC CAM
Bằng chứng khoa học: Cam là thực phẩm có giá trị miễn dịch cao vì chứa vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch.

Hiểu đúng để thực hành hiệu quả:
• Không nhất thiết phải dùng cam mỗi ngày. Mỗi tuần, 2 trái cam vừa hoặc 300ml nước cam tươi là đủ. Ăn cam tươi khuyến khích hơn uống, đặc biệt cho trẻ dưới 2 tuổi.

• Cam nên dùng như bữa xế, hoặc sau ăn 20 phút, hoặc khi trẻ cảm thấy mệt mỏi hay khi trẻ vận động nhiều để có nhiều hiệu quả trong việc giúp trẻ tái tạo sức khỏe. Trong những lúc này, bạn có thể cho trẻ ăn 1 trái cam hoặc uống 1 ly cam tươi 120ml.

• Để hạn chế vấn đề tiêu hóa ở 1 số trẻ, không nên dùng quá 180ml nước cam/ngày cho trẻ 2-6 tuổi và trẻ < 2 tuổi ăn không nhiều hơn 2 trái cam vừa tay/ngày.

2. CHO TRẺ DÙNG TỎI NGÂM MẬT ONG ĐỂ CHỮA HO
Bằng chứng khoa học: Tỏi có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên là allicin.

Hiểu đúng để thực hành hiệu quả:
• Tỏi có thể được sử dụng như 1 gia vị trong chế biến đối với trẻ từ 11 tháng tuổi để trẻ quen dần với vị tỏi. Khi trẻ 2 tuổi, có thể dùng 1-2 tép tỏi để chế biến hoặc tẩm ướp trong bữa ăn hằng ngày. Khi chế biến, tỏi nên được đập nát và chế biến ngay thì sẽ tăng hiệu quả của allicin.

• Trong dân gian, tỏi thường được dùng kết hợp với mật ong để giảm ho bởi vì mật ong cũng có tính kháng khuẩn vì chứa một số flavonoids và polyphenols. Một nghiên cứu bởi TS. Andualem, ĐH Gondar cho thấy sự kết hợp tỏi với mật ong có hiệu quả trong ngăn ngừa phát triển của một số vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Chuyên gia thảo dược Meagan từng chia sẻ công thức làm siro tỏi mật ong đơn giản như sau:

– Bằm nát hoặc xay nhuyễn 2-3 củ tỏi và cho vào lọ thủy tinh
– Cho mật ong vừa ngập, đậy nắp và để yên 15 phút
– Khuấy đều trước khi dùng và dùng trong 24 giờ.

Lời khuyên: Mật ong chỉ nên dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi, và dùng ½ muỗng café/lần, ngày 2 lần. Hỗn hợp tỏi mật ong không khuyến khích dùng hằng ngày như phương pháp ngừa bệnh vì mật ong chứa lượng lớn đường, chỉ dùng trong hỗ trợ giảm cơn ho và dùng không quá 7 ngày.

3. NẤM VÀ BETA-GLUCAN
Nấm ăn là nguồn chất đạm thực vật tốt cho trẻ, có thể dung khi trẻ từ 10 tháng tuổi. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn nấm, nên cho bé ăn 1 loại để quen với vị nấm, sau đó, mới tăng lên 2-3 loại và bữa ăn có nấm nên được phân bổ 1 ngày/tuần.

Trong 1 số loại nấm như nấm đông cô, nấm mối và nấm mỡ (trắng hoặc đen) có chứa Beta-glucan. Đây là hoạt chất đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể, kích thích đến miễn dịch bẩm sinh, giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trong đó, nấm men được xem là nguồn cung cấp dồi dào Beta-glucan có hoạt tính sinh học cao (55-60%), do đó, nó được quan tâm nghiên cứu nhiều trong hỗ trợ sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, dạng Beta-glucan từ nấm men giữ vai trò then chốt trong viêc ngăn ngừa và giảm hoạt động các tác nhân gây bệnh, đặc biệt với các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và người già như viêm họng, viêm amidan…

Nghiên cứu của Milos Jesenak (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Martin, Slovakia) cho thấy Beta-glucan giúp giảm đáng kể tỷ lệ và số đợt mắc của từng loại nhiễm trùng đường hô hấp: viêm tai giữa, cảm lạnh thông thường, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi.

Hiện nay, nguồn Beta-glucan có hoạt tính sinh học cao được ứng dụng trong 1 số thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Điển hình như Gadopax Forte, đây là sản phẩm chứa hàm lượng cao Beta-glucan tinh khiết và chất lượng cao, được phân lập theo công nghệ hiện đại Châu Âu.

Sản phẩm có sự kết hợp với những vitamin khoáng khác như Vitamin C, D và Kẽm, nhằm tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường đáp ứng miễn dịch cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, có thể hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện và giảm thiểu tối đa các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra ở trẻ như ho, cúm, sốt, viêm họng..

MỘT SỐ ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA.

– Duy trì bú mẹ liên tục khi trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ.

– Tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng quốc gia.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ khi đi từ chỗ đông người đặc biệt tay chân của trẻ.

– Nâng cao các hoạt động thể chất và vận động.

– Cho trẻ ngủ đủ giấc theo khuyến cáo với từng độ tuổi vì giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng sau 1 ngày cũng như duy trì sản sinh các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, gia tăng cây xanh trong nhà.

– Tránh lưu thông trên đường vào các giờ cao điểm vì những lúc này hàm lượng khí thải và tác nhân gây bệnh có thể là rất nhiều.

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất từ chất đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ ăn đa dạng rau củ quả để cung cấp đầy đủ các vitamin quan trọng cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, kẽm, …

Notes
Moore, S., A. Lima, M. Conaway, J. Schorling, A. Soares, and R. L. Guerrant. 2001. “Early Childhood Diarrhoea and Helminthiases Associate with Long-Term Linear Growth Faltering.” International Journal of Epidemiology 30 (6): 1457–64.
Andualem B. (2013). Combined antibacterial activity of stingless bee (Apis mellipodae) honey and garlic (Allium sativum) extracts against standard and clinical pathogenic bacteria. Asian Pacific journal of tropical biomedicine, 3(9), 725–731.
Milos J., Ingrid U., Peter B. 2017. Respiratory Tract Infections and the Role of Biologically Active Polysaccharides in Their Management and Prevention. Nutrients 2017, 9(7), 779.
Nguồn: Anh Nguyen

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *