Giống như tiêu đề của hoạt động là Phát triển ngôn ngữ cho con, đây là hoạt động tập trung phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ba năm đầu tiên trong đời được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Lúc này, các bé đã sẵn sàng để hấp thu và học hỏi từ những mô hình ngôn ngữ mà bé được nghe từ môi trường xung quanh. Đây là giai đoạn mà khả năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn duy nhất mà con người có thể học được nhiều ngôn ngữ cùng lúc trong một thời gian ngắn. Trong ba năm này, trẻ sẽ phát triển từ một em bé chỉ biết khóc thành cô/cậu bé có khả năng tranh luận với bố mẹ.
Phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 3 năm đầu tiên có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiền ngôn ngữ: 0 – 11 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ thường xuyên giao tiếp nhưng không phải bằng ngôn từ. Khả năng giao tiếp phát triển tuần tự; và các kỹ năng nâng cao sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng của các kỹ năng ban đầu, khả năng vận động cũng phát triển như vậy. Các bước phát triển tiền ngôn ngữ cần được “đặt đúng thời điểm”: trước khi trẻ nói được những từ đầu tiên. - Giai đoạn 2: Từ bập bẹ đến nói được các từ: 12 – 21 tháng tuổi
Trước hoặc sau mốc một năm tuổi một chút, “khoảnh khắc kì diệu” sẽ đến khi em bé của bạn nói được từ đầu tiên trong đời. Các bước phát triển tiền ngôn ngữ đã xây cho trẻ một nền tảng vững chắc, và đã đến lúc để sử dụng các từ có nghĩ. - Giai đoạn 3: Từ từ vựng thành câu: 24 – 36 tháng
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu nối các từ lại thành câu và ý nghĩa của các câu nói ngày càng tăng. Đến cuối giai đoạn này, trẻ có thể kể các câu chuyện ngắn hoặc kể vắn tắt những trải nghiệm của con.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì một lĩnh vực cần được đẩy song song với ngôn ngữ đó chính là nhận thức. Nhận thức có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bởi vì nhận thức chính là tiền đề để phát triển ngôn ngữ.
1. Mục đích của trò chơi
- Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ.
2. Mục tiêu
- Nhận thức: Cung cấp các nội dung nhận thức cho bé từ những điều gần gũi xung quanh đến các nội dung nhận thức cơ bản theo độ tuổi.
- Vận động tinh: Bé có thể tham gia nhiều hoạt động phát triển vận động tinh trong quá trình khám phá các nội dung học tập và vui chơi.
- Vận động thô: Bé có thể thay đổi linh hoạt các tư thế: nằm, ngồi, đứng khi tham gia các hoạt động khác nhau
- Ngôn ngữ: Bé được cung cấp vốn từ vựng phong phú, đa dạng.
- Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
3. Độ tuổi chơi
- Bắt đầu từ khi con là em bé sơ sinh.
4. Cách chơi
Có rất nhiều cách chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ.
- Hoạt động 1: ĐỌC SÁCH
– Với các em bé từ sơ sinh – 3m: Ba mẹ cho bé chơi các trò chơi phản xạ để bé phản ứng với âm thanh gần gũi.
+ Cho bé chơi cùng sách vải hoặc thẻ tranh kích thích thị giác.
– Với các bé từ 3m – 3y:
+ Các loại sách: sách ehon, sách vải, sách lật mở (lift-and-flap), sách sờ chạm (touch-feel), sách bìa cứng (board book), sách âm thanh (sound book), sách pop up 3D, sách chuyển động, sách song ngữ.
+ Cách đọc:
Đọc đi đọc lại nhiều lần để luyện trí nhớ và từ vựng cho trẻ
Sáng tạo các câu chuyện khác nhau trên cùng một cuốn sách để khuyến khích trẻ sáng tạo
Liên kết nhân vật trong sách với đồ chơi và thực tế
Luôn có các hoạt động đi kèm với sách: ví dụ như vẽ phù thủy sau khi đọc xong Meg and Mog, làm nông trại khi đọc xong Old McDonald had a farm, cắt dán chú bướm sặc sỡ sau khi đọc xong The very hungry caterpillar
Đưa ra các chủ đề liên quan tới câu chuyện mà trẻ vừa đọc
- Hoạt động 2: FLASHCARDS
– Ba mẹ cho bé học qua tráo thẻ
– Học qua các trò chơi với thẻ ( bật nhảy lấy thẻ, nhanh tay nhanh mắt: đập đúng thẻ) tìm thẻ biến mất…
– Liên kết thẻ với đồ mô hình/ đồ vật thật.
- Hoạt động 3: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUA HOẠT ĐỘNG CẢM THỤ ÂM (NGHE)
– Việc đầu tiên khi muốn trẻ phát triển bất kì ngôn ngữ nào đó là cung cấp môi trường tiếp xúc cho con. Mẹ có thể cho con nghe nhạc, truyện, sách âm thanh và các đồ chơi phát ra âm thanh cho bé tiếp xúc.
– Trong quá trình nghe, mẹ có thể làm những hoạt động sau:
+ Nhún nhảy cùng con theo điệu nhạc
+ Làm các động tác phụ họa theo lời
+ Gõ nhịp theo phách
+ Thử học bộ gõ cơ thể (body percussion), dạy cho bé các động tác đơn giản và áp dụng cho các bài hát khác nhau.
+ Tự làm nhạc cụ thuộc các nhóm khác nhau: nhóm maracas (bỏ các loại hạt vào các lọ và lắc), bộ gõ (tận dụng đồ chơi gỗ núm và gõ theo nhịp), sử dụng thìa, xoong nồi làm ban nhạc tại nhà….
Hoạt động 4: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ BẰNG CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÉ
– Ba mẹ có thẻ đặt câu hỏi mọi lúc, mọi nơi bằng các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp để giúp bé nghe hiểu và trả lời các câu hỏi khác nhau.
Mẹ sẽ đưa ra các câu hỏi xoay quanh một đồ vật mà con đang cầm:
Có màu gì? Chất liệu gì? Nặng hay nhẹ? To hay nhỏ?
Cũ hay mới? Dùng để làm gì? Gõ vào … thì có âm thanh gì?
Hoạt động 5: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ QUA HOẠT ĐỘNG MIÊU TẢ
– Để miêu tả được về một đối tượng thì đầu tiên ba mẹ cần cung cấp cho bé các thông tin về đối tượng đó qua các hoạt động nhận thức, khám phá.
– Hoạt động miêu tả giúp bé phát triển từ từ đôi – câu 3, 4 từ – câu dài, dùng từ liên kết câu…
6. Một vài các lưu ý nhỏ
Trong quá trình bé học ngôn ngữ ba mẹ và các thành viên trong gia đình cần lưu ý:
– Không nói trống không với bé, ba mẹ nên làm gương và nói ngôn ngữ chuẩn để bé học tâp theo.
– Không nói nhại các tạp âm, âm ngọng của con: Ba mẹ hướng/ điều chỉnh các tạp âm của bé thành từ có nghĩa thay vì nhại lại lời bé và cười phá lên như đó là trò đùa thú vị.
7. Các hoạt động khác phát triển trò chơi
- Có rất nhiều cách để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng cách nhanh nhất và hiệu quả nhất chính là sự tương tác 2 chiều giữa bố mẹ và con, ba mẹ là cầu nói cho bé với các nội dung nhận thức qua các hoạt động vui chơi, khám phá và trải nghiệm thực tế.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)