Th9 22, 2021

PHÂN LOẠI HÌNH KHỐI

GIỚI THIỆU CHUNG

Hình khối là khái niệm rất thú vị đối với trẻ nhỏ và nó cũng là một trong những khái niện cơ bản làm tiền đề cho nhiều nội dung học tập khác. Đó là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên khả năng toán học của một người. Việc nhận biết được khái niệm về hình khối cũng là một dấu mốc đánh dấu quá trình phát triển của trẻ.
Hiện nay đồ chơi hình khối lầ một trong top những đồ chơi được yêu thích nhất của trẻ, đây cũng là một món đồ chơi được đánh giá cao về tính giáo dục cũng như ảnh hưởng đến tư duy và trí não của trẻ nhỏ.

Phân loại hình khối là hoạt động hướng tới mục tiêu chính: Nhận thức. Các cấp độ nhận thức của con đó là: Ghi nhớ – hiểu – áp dụng – phân tích – đánh giá – sáng tạo (Benjamin Bloom, 2001). Với các bé dưới 2 tuổi, mục tiêu của nhận thức ở nằm chủ yếu ở 3-4 cấp độ đầu.

  • Ở cấp độ ghi nhớ, con có thể gọi tên, sao chép (cách làm, cách gọi, …), liệt kê, ghi nhớ và lặp lại những hành động, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ hiểu, con có thể phân loại, nhận biết, lựa chọn, miêu tả, và giải thích những khái niệm, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ áp dụng, con có thể thực hiện hành động, giải quyết, phác họa, diễn giải… những khái niệm, sự vật, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ phân tích, con có thể phân biệt, liên hệ, so sánh, đối chiếu, thử nghiệm, đặt câu hỏi,…
  • Ở cấp độ đánh giá, con có thể tranh luận, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn, phê bình,…
  • Ở cấp độ sáng tạo, con có thể thiết kế, lắp ráp, xây dựng, phỏng đoán, phát triển, điều tra…

Ngoài ra các trò chơi với hình khối còn giúp bé phát triển kỹ năng xã hội: Để tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh từ những ý tưởng ban đầu bé vừa phải biết kiên trì và vừa phải biết những vấn đề nảy sinh bất ngờ khi chơi: Phải làm gì khi thiếu một hình khối? bé đang xếp hình khối thì bị sập… tất cả những tình huống xảy ra khi chơi đều giúp trẻ hoàn thiện nhiều đức tính và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Với hoạt động này, mục tiêu nhận thức đang hướng tới cấp độ 3-4 sau khi con đã ghi nhớ các hình khối con đã tiếp xúc. Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.

MỤC ĐÍCH

  • Giúp bé nhận biết và phân biệt được các hình khối cơ bản.
  • Phát triển vận động thô
  • Phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo
  • Phát triển kỹ năng xã hội
  • Biết phối hợp hoạt động nhóm khi chơi.

MỤC TIÊU

  • Nhận thức: Bé có thể nhận biết, phân biệt và phân loại được các hình khối theo nhóm, Liên kết được hình dạng của các đồ vật với các hình khối đã biết, Bé có thể so sánh các hình khối
  • Vận động tinh: Trong hoạt động xếp hình khối thành các hình dạng khác nhau có thể giúp bé linh hoạt hơn trong sự kết hợp của hai bàn tay và sự quan sát của mắt.
  • Vận động thô: Bé có thể vận động kết hợp toàn bộ các bộ phận trên cơ thể khi thay đổi các tư thế trong khi xếp hình.
  • Ngôn ngữ: Bé có thể gội tên các hình khối, miêu tả về các hình mới hoàn thiện từ các hình khối có sẵn.
  • Nội dung tích hợp: Bé sẽ hình thành được khái niệm về các hình: hình vuông, hình tròn, tam giác, chữ nhật, …
  • Bé có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

ĐỘ TUỔI

Từ 15 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên bố mẹ có thể quan sát thêm để điều chình tùy thuộc theo khả năng của bé.

CHUẨN BỊ

  • Khay đựng đồ chơi
  • Thẻ tranh các hình khối
  • Các hình khối
  • Các đồ vật có các hình khối khác nhau
  • Giấy trắng khổ lớn hoặc bảng, nam châm.

CÁCH CHƠI

Hoạt động 1: Giúp bé nhận biết và phân biệt được các hình khối:

  • Bước 1: Ba mẹ có thể sử dụng thẻ tranh để làm phương tiện để giới thiệu giúp bé nhận biết hình ban đầu.

Ba mẹ tráo nhanh các thẻ tranh hình khối từ dưới lên trên và đảm bảo nguyên tắc 1 giây, tráo khỏang 3 lần(nên sử dụng mỗi lần 5 thẻ tranh hình cơ bản trước: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi.) sau đó cháo chậm từng thẻ cùng bé chỉ và gọi to tên từng thẻ hình.

  • Bước 2: Liên kết hình khối trên thẻ tranh với thực tế:

Đầu tiên ba mẹ cho con liên kết bằng cách hướng dẫn bé đặt các hình khối lên trên các thẻ hình tương ứng để bé nhận biết được các hình ở thực tế thế nào.

Tiếp đó mẹ cho ba mẹ phân biệt từng cặp hình khối . Ví dụ: ba mẹ đưa song song 2 hình là hình vuông và hình tròn, sau đó hỏi bé: Hình vuông đâu? Hình tròn đâu? cứ thể lần lượt đổi các cặp hình khác.

Sau khi bé đã nhận biết được các hình khối thì cho bé liên kết với các đồ vật trong gia đình: Cái gì có hình vuông? cái gì có hình tròn? Cái này hình gì? Cái kia hình gì?

  • Bước 3: Phân loại hình khối theo nhóm:

Cách chơi 1:

Ba mẹ có thể chuẩn bị các đồ vật có hình dạng khác nhau và vài chiếc hộp có dán các hình khác nhau. Ví dụ: Ba mẹ chuẩn bị 3 chiếc hộp có dán các hình: Vuông, tròn, tam giác. Sau đó ba mẹ sẽ làm mẫu bỏ đồ vật có hình vuông vào thùng có hình vuông, các hình còn lại tương tự. Sau đó hướng dẫn bé bỏ đúng các đồ vật có hình khối tương ứng vào các hộp. Hoạt động này có thể cần lặp lại nhiều lần để bé phân loại một cách thành thạo.

Cách chơi 2:

  • Ba mẹ dán giấy lớn lên tường hoặc sử dụng bảng, chia bảng/giấy thành nhiều cột dọc và ở mỗi cột dán một hình khối khác nhau.
  • Ba mẹ chuẩn bị sẵn các hình khối đã cắt sẵn và cùng bé dán các hình lên các cột tương ứng.

LƯU Ý

Ba mẹ nên tổ chức hoạt động cho bé theo hướng vừa học vừa chơi, thông qua chơi để dạy bé. Ba mẹ có thể phối hợp cùng nhau. một người đóng vai gáo viên, một người đóng vai học sinh. Người là giáo viên nên tập trung dạy cho học sinh còn bé sẽ chỉ là người tham gia cùng và “học lỏm”. Phương pháp này gọi là “phương pháp học soi gương”, nó sẽ đem lại hiệu quả rất cao và không làm bé nhàm chán.

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

  • Khi bé đã có thể nhận biết và phân biệt hình khối thì ba mẹ hãy tổ chức cho bé trò chơi ghép hình. Ví dụ: ghép hình vuông + tam giác sẽ tạo thành ngôi nhà, ghép 2 hình tam giác sẽ tạo thành hình vuông …
  • Đối với các bé lớn hơn ba mẹ có thể cùng con vẽ tranh dựa trên các hình đã biết.
  • Mẹ có thể căng băng dính cao hơn con và ngang 2 thành ghế để con dán khuy hình khối lên. Hoạt động này mẹ có thể tham khảo cách làm cụ thể tại đây.
  • Mẹ có thể chơi luồn dây với con
  • Mẹ cùng con vẽ viền hình khối trên giấy

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *