Th12 15, 2022

NHẬN DIỆN SỐ ĐẾM: SỐ VÀ NAM CHÂM

GIỚI THIỆU CHUNG

Nhận diện số đếm là hoạt động thuộc nhóm Toán học và hướng tới mục tiêu chính: Nhận thức. Các cấp độ nhận thức của con đó là: Ghi nhớ – hiểu – áp dụng – phân tích – đánh giá – sáng tạo (Benjamin Bloom, 2001). Với các bé dưới 2 tuổi, mục tiêu của nhận thức ở nằm chủ yếu ở 3-4 cấp độ đầu.

  • Ở cấp độ ghi nhớ, con có thể gọi tên, sao chép (cách làm, cách gọi, …), liệt kê, ghi nhớ và lặp lại những hành động, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ hiểu, con có thể phân loại, nhận biết, lựa chọn, miêu tả, và giải thích những khái niệm, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ áp dụng, con có thể thực hiện hành động, giải quyết, phác họa, diễn giải… những khái niệm, sự vật, sự việc mà con được tiếp xúc.
  • Ở cấp độ phân tích, con có thể phân biệt, liên hệ, so sánh, đối chiếu, thử nghiệm, đặt câu hỏi,…
  • Ở cấp độ đánh giá, con có thể tranh luận, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn, phê bình,…
  • Ở cấp độ sáng tạo, con có thể thiết kế, lắp ráp, xây dựng, phỏng đoán, phát triển, điều tra…
    Với hoạt động này, mục tiêu nhận thức đang hướng tới cấp độ 1-2, để con ghi nhớ, nhận biết và phân loại số đếm. Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.

MỤC ĐÍCH

  • Giới thiệu cho con về mặt số;
  • Khơi gợi sự hứng thú cho con khi học về số đếm;
  • Rèn tính kiên nhẫn, kiên trì cho con.

MỤC TIÊU

  • Nhận thức: Con có thể ghi nhớ mặt số đếm; Con có thể phân nhóm các số giống nhau; Con có thể gọi tên các số đếm;
  • Vận động tinh: Con có thể rèn vận động tinh trong các hoạt động kết hợp như: Bốc nhón và thả vào hộp, luồn dây, bóc dán stickers, câu cá số, cầm cọ tô màu;
  • Vận động thô: Con có thể chạy, ngồi, đứng và chuyển giữa các tư thế thành thạo;
  • Ngôn ngữ: Con gọi tên được các số; Con làm theo được các chỉ dẫn đơn giản của mẹ;
  • Nội dung tích hợp: Màu sắc, lực hút của nam châm (với những bé lớn hơn)
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

ĐỘ TUỔI

18 tháng

Trước đó, con đã được giới thiệu về số đếm qua flashcards, với tần suất mỗi ngày 2 lượt, trong vòng 1-2 tháng. (Mốc tháng tuổi ở đây chỉ là tham khảo, bố mẹ nên dựa vào khả năng của con để điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp.)
CÁCH CHƠI

Hoạt động 1: Số trên khay muffin

  • Chuẩn bị: Khay bánh muffin, bộ số nam châm
  • Cách chơi:

Bước 1: Mẹ cùng con đọc lại các số đếm 1-2 lần;

Bước 2: Mẹ xếp số đếm thành một hàng trên bàn hoạt động;

Bước 3: Mẹ gọi tên một số và để con tìm;

Bước 4: Mẹ cùng con dính số lên khay muffin.

Hoạt động 2: Tìm cá trong gạo cầu vồng

  • Chuẩn bị:

Gạo cầu vồng: Mẹ chia gạo vào 4 túi zip, sau đó nhỏ một vài giọt gel thực phẩm vào, đóng túi zip và lắc đều cho màu ngấm vào gạo. Sau đó phơi gạo đến khi khô.

Cá số: Bìa cứng một mặt trắng, ghim tài liệu, cần câu nam châm, kéo. Mẹ dùng kéo để cắt bìa cứng thành hình con cá, sau đó kẹp ghim tài liệu vào phần đuôi.

Thanh nam châm.

  • Cách chơi:

Bước 1: Mẹ trộn cá số vào trong khay gạo.
Bước 2: Mẹ làm mẫu: Dùng thanh nam châm để tìm cá số trong gạo, cá sẽ bị hút lên thanh nam châm.
Bước 3: Mẹ cùng con đọc lại số trên cá vừa tìm được;
Bước 4: Mẹ để con thực hiện hoạt động. Trong quá trình hoạt động, mẹ cùng con nhắc lại các số tìm được.

LƯU Ý

  • Với hoạt động cùng khay bánh muffin, con có thể tò mò và lật đi lật lại khay bánh, điều này là bình thường. Mẹ hãy dựa theo ý thích của con, và cùng con duy trì hoạt động theo cách con mong muốn.
  • Hoạt động với gạo: Con có thể dùng thanh nam châm và hất tung gạo lên; nên mẹ cần hướng dẫn con nhẹ nhàng, từ từ di chuyển thanh nam châm và tìm số.
  • Nếu bé vẫn bỏ đồ vào miệng, mẹ không nên cho con chơi với gạo cầu vồng ngay.

CÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

  • Với khay bánh muffin, mẹ có thể dùng để phân loại hạt, con vật, hoa quả. Mẹ cũng có thể cùng con dính stickers theo nhóm trong mỗi ô của khay bánh.
  • Khay bánh muffin cũng sẽ là một đồ chơi vui khi kết hợp với miếng hình khối nam châm và đèn led mini. Mẹ để đèn led vào trong mỗi ô và đậy các ô lại bằng miếng hình khối nam châm.
  • Cách phát triển hoạt động với gạo: Mẹ có thể thay gạo bằng những Dụng cụ khác như: đậu tương, đậu gà, đỗ đen, giấy xé vụn, khăn vải nhỏ… và để con tìm số đếm/chữ cái trong khay.
  • Mẹ cũng có thể áp dụng hoạt động với gạo để cho con nhận biết và gọi tên các thành viên trong gia đình, bằng cách: giấu ảnh của gia đình dưới lớp gạo, hạt và để con dùng cọ từ từ quét ra. Mỗi lần quét, con sẽ nhìn thấy một phần của ảnh. Hoạt động này sẽ giúp con gắn kết và củng cố thêm cảm xúc tích cực với gia đình.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *