Th1 31, 2023

MỐC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA SÓC 0-4 TUỔI

Trong 5 khía cạnh của GDS được nhắn đến trong video “Giáo dục sớm bắt đầu từ đâu?”, mọi người có hỏi mình rằng: mốc phát triển nhận thức của bé tìm ở đâu? Thực tế là không có một mốc cố định và chi tiết nào về phát triển nhận thức cả, mà mình sẽ đọc những lý thuyết của nhận thức và tự chia nhỏ cho con. Những lý thuyết về GDS bao gồm:

– 6 cấp độ tư duy của Bejamin Bloom

– 4 giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget

– Các giai đoạn phát triển tâm lý của Erik Erikson

– Lý thuyết của Lev Vygotsky với Vùng phát triển lân cận (Zone of Proximal Development)

Sau khi tìm hiểu các lý thuyết này, mình sẽ áp dụng để chia nhỏ từng giai đoạn với con. Dưới đây là những mốc tổng hợp dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của cá nhân dành cho bạn Sóc, từng mốc chỉ là tham khảo và có thể thay đổi đôi chút với từng bạn. Các bạn có thể nhanh hơn, có thể chậm hơn Sóc một xíu cho từng giai đoạn. Mọi người tham khảo để lấy thêm idea cho hoạt động theo từng giai đoạn nhé.

  1. Từ 3-6 tháng
  • nhận biết được sự tồn tại của vật thể (sự trường thực của vật thể) (theo lý thuyết của Jean Piaget). Con biết theo dõi một vật cho tới khi nó biến khỏi tầm mắt. Con cũng biết tìm một vật bị giấu đi một phần.
  • nhận biết được các nguồn âm thanh phát ra và hướng về nguồn phát âm thanh.
  • nhận biết được các cảm giác khác nhau trong lòng bàn tay
  1. Từ 6-9 tháng
  • nhận biết các vị khác nhau (ở thời kỳ đầu của ăn dặm)
  • nhận biết được sự tồn tại của vật thể (nhưng ở mức độ cao hơn thời kỳ trước). Con sẽ tìm một vật bị giấu hoàn toàn (giai đoạn trước con tìm vật bị giấu một phần)
  • con nhận biết được nguồn phát ra âm thanh và tự tạo âm thanh bằng cách tác động vào nhạc cụ
  • con bắt đầu hiểu được nguyên nhân và kết quả trong hành động và bắt đầu nhận biết cách để gọi mẹ
  1. Từ 9-12 tháng
  • Nhận biết sự trường thực của vật thể (tìm một vật bị giấu hoàn toàn)
  • Nhận biết được các kết nối của vật (dính với nhau, hút nhau, đầu dây..)
  • Nhận biết không gian tối sáng
  • Nhận biết màu sắc và bắt đầu phân loại màu sắc
  • Nhận biết được sự chuyển động tự do trong nước
  • Ghi nhớ các con vật, các loại hoa quả, đồ dùng trong nhà (chỉ tay vào vật khi được hỏi)
  • Nhận biết chức năng sử dụng của vật thể (đây là của mốc sau, nhưng mình đã đưa lên mốc trước và Sóc vẫn tiếp nhận được)
  • Phân biệt được các vị khác nhau
  1. Từ 12-18 tháng
  • Nhận biết được chức năng sử dụng của vật thể (vật này dùng để làm gì, vật kia dùng để làm gì)
  • Chơi búp bê/gấu bông theo một cách nhất định
  • Nhận biết kết nối của vật thể (ở mức độ cao hơn)
  • Sao chép được hành động đơn giản như xếp tháp, tháo đồ, sao chép các âm thanh đặc thù của các con vật
  • Lặp lại được các hành động đơn giản như gõ, nhấn kẹp, vô tay
  • Sao chép mặt chữ cái và số đếm từ 1-10
  • Xác định được các bộ phận của con vật (mắt, mũi, miệng, tay, chân, đuôi, tai…)
  • Phân loại màu sắc
  1. Từ 18-24 tháng
  • Áp dụng chức năng của vật thể để thực hiện hành động (dùng thìa để xúc, dùng bút để vẽ, dùng băng dính để dính…)
  • Ghép màu với vật thật (cây có màu xanh, Mặt Trời màu vàng)
  • Nhận biết môi trường sống của động vật (cá sống dưới nước, hổ sống trên cạn…)
  • Nhận biết được hành động “cho ăn”
  • Gọi tên được các âm và số đếm 1-10
  • Gọi tên được các loại quả
  • Mô phỏng được các âm thanh khác nhau và gắn với các con vật, hành động
  • Bắt đầu giới thiệu hình khối
  • Ghi nhớ các hình khối (mẹ gọi tên và con chỉ vào hình khối tương ứng)
  • Xác định được khái niệm “tháp” và xếp tháp bằng nhiều chất liệu khác nhau (chồng cốc, hình khối, sách..lên nhau)
  • Làm quen với các họa tiết khác nhau (lượn sóng, xoắn ốc, chấm bi,…)
  1. Từ 24-36 tháng
  • Gọi tên các hình khối
  • Phân loại môi trường sống và thức của động vật (rừng, nông trại, biển, trời…)
  • Phân loại được các hành động gắn liền với động vật (bơi, trườn, nhảy, đi, bay…)
  • Đối chiếu động vật/vật thể với bóng của chúng
  • Xác định được vật khi sờ (mà không nhìn thấy nó)
  • Phân biệt và gọi tên các loại vị khác nhau (cay, chua, mặn, ngọt)
  • Đánh giá được niềm yêu thích của bản thân với đồ ăn
  • Sao chép các họa tiết khác nhau
  • Gọi tên số đếm, âm
  • Nhận biết được lượng tương ứng với số đếm
  • Phân biệt được các loại cây khác nhau và xác định được độ chín/xanh của hoa quả
  • Sử dụng một vật biểu tượng để đại diện cho một vật gì đó (sự trừu tượng – Jean Piaget)
  • Ghi nhớ hướng (trái, phải, trên, dưới)
  • Ghi nhớ các biểu cảm và cảm xúc
  1. Từ 3-4 tuổi
  • Tạo hình tùy ý với các vật biểu tượng (nặn con sâu, dán hình mặt cười, ghép hình con vật)
  • Phân loại và mô tả các biểu cảm và cảm xúc
  • Lặp lại được quy luật hoặc mã nhất định (pattern and code)
  • Thiết lập môi trường sống giả định
  • So sánh thức ăn của các loài động vật
  • Lên lịch về các hoạt động trong ngày (sáng, trưa, tối)
  • Thử nghiệm các hành động khác nhau và rút ra kết quả
  • So sánh vật thể về mặt vật lý (cao-thấp, dài-ngắn, nặng-nhẹ, nhiều-ít)
  • Nhận biết được các quy tắc cơ bản (xếp hàng, trả tiền, cảm ơn, dọn dẹp)
  • Liên hệ được chuỗi hành động theo nguyên tắc: nguyên nhân-kết quả
  • Đặt câu hỏi về những hoạt động và nhu cầu hàng ngày
  • Nhận biết được các ngày lễ truyền thống
  • Tranh luận về nguyên nhân và kết quả của một vấn đề

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *