Th10 17, 2021

MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: 2-3 TUỔI

Mỗi trẻ có một nhịp độ phát triển riêng. Có những trẻ sẽ không thể hiện được tất cả những kĩ năng dưới đây dù đã đạt đến mốc tuổi.

Nghe và HiểuNói
– Hiểu được những cặp đối lập đi-dừng, to-nhỏ, lên-xuống.
– Làm theo những chỉ dẫn phức (gồm 2 phần), như “Lấy cái thìa và đặt lên bàn”.
– Hiểu được từ mới nhanh.
– Gọi tên được hầu hết mọi thứ (không nhất thiết phải đúng tên gọi nhưng con có thể gọi được theo cách nhìn của mình.)
– Nói về những thứ không hiện diện trước mặt. (Nhận biết được sự tồn tại của vật)
– Sử dụng những phụ âm k, g, f, t, d, và n trong từ.
– Sử dụng nhóm 2 hoặc 3 từ ghép với nhau để biểu đạt mong muốn và đặt câu hỏi.
– Sử dụng những từ chỉ vị trí như “trên, trong, dưới”.
– Những người xung quanh có thể hiểu được bé.
– Hỏi “Tại sao?”
– Đặt 3 từ cạnh nhau để nói về các vật. Có thể lặp lại một vài từ và âm.

Mẹ có thể làm gì cùng con?

  • Sử dụng những cụm từ và câu ngắn. Nói rõ ràng.
  • Lặp lại những gì con nói và thêm thông tin vào đó. Ví dụ con nói “Hoa đẹp“, mẹ có thể nói thêm “Ừ đúng rồi, đó là một bông hoa thật đẹp. Bông hoa có màu đỏ. Bông hoa ngửi thơm quá. Con có muốn ngửi hoa không?”
  • Hãy để con biết rằng những gì con nói rất quan trọng với mẹ. Hãy yêu cầu con lặp lại những gì mà mẹ không hiểu. Ví dụ như: “Mẹ biết con muốn khối xếp hình, hãy cho mẹ biết con muốn khối nào nhé.”
  • Dạy con những từ mới. Đọc sách là một cách hiệu quả để học từ mới với con. Hãy đọc những cuốn sách với câu ngắn trên mỗi trang.
  • Nói về màu sắc và hình khối.
  • Tập đếm. Đếm ngón tay và ngón chân, đếm những bước đi.
  • Gọi tên các đồ vật, và nói về những hình trên mỗi trang sách. Sử dụng những từ ngữ bé đã biết để giới thiệu những từ mới.
  • Đặt đồ vật vào trong một cái xô. Để con lấy từng đồ vật ra theo lần lượt và gọi tên chúng. Lặp lại những gì con nói, và thêm thông tin vào đó. Hãy giúp con phân loại các nhóm đồ vật như quần áo, đồ ăn, động vật.
  • Cắt các bức hình khỏi tạp chí, và dán vào trong một cuốn sổ. Hãy giúp bé dính những bức hình vào trong cuốn sổ. Gọi tên các bức hình.
  • Nhìn vào ảnh gia đình và gọi tên các thành viên. Nói về những gì mà mọi người đang làm trong ảnh.
  • Viết những câu ngắn dưới mỗi bức hình như “Mẹ đang bơi” hoặc “Chúc mừng sinh nhật bố”. Và con sẽ bắt đầu hiểu nghĩa của từ (Cách này sẽ áp dụng cho những bé học mặt chữ, Sóc đang học ngữ âm nên không áp dụng.)
  • Hỏi con về việc đưa ra lựa chọn thay vì đưa ra câu hỏi “Có” hoặc “Không”. Ví dụ như, thay vì hỏi, “Con có muốn uống sữa không?” Hãy hỏi, “Con muốn uống sữa hay uống nước?” Chắc chắn rằng hãy đợi con trả lời và khích lệ con vì đã đưa ra câu trả lời đó. Mẹ có thể nói rằng, “Cảm ơn con vì đã nói cho mẹ những gì con muốn. Mẹ sẽ lấy cho con một cốc sữa nhé.”
  • Hát hò, chơi trò chơi với các ngón tay và đọc những bài vần đơn giản. Những bài hát và trò chơi sẽ dạy con về vần điệu và âm trong ngôn ngữ.
  • Nói với con bằng ngôn ngữ mà mẹ thoải mái dùng nhất.

Mốc phát triển ở trên được tham khảo từ Hiệp Hội Ngôn Ngữ Nghe Nói Hoa Kỳ (American Speech-Language-Hearing Association).

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *