Th10 17, 2021

MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: 0-1 TUỔI

Phát triển ngôn ngữ của trẻ KHÔNG chỉ được đánh giá thông qua khả năng bật ra từ để nói, mà là qua quá trình phản hồi lại với thế giới xung quanh, khả năng hiểu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói.

Nghe và HiểuNói
Sơ sinh – 3 tháng tuổi
– Giật mình bởi những âm thanh lạ.
– Im lặng hoặc cười khi nghe mọi người nói.
– Có thể nhận ra giọng của mẹ.
Sơ sinh – 3 tháng tuổi
– Tạo ra các âm thanh ê a (cooing).
– Thay đổi tiếng khóc cho những nhu cầu khác nhau.
– Cười với mọi người.
4–6 tháng tuổi
– Đưa mắt nhìn theo hướng có âm thanh.
– Đáp lại các thay đổi trong tông giọng của mẹ.
– Chú ý tới những đồ chơi phát ra âm thanh.
– Chú ý tới âm nhạc.
4–6 tháng tuổi
– Tạo ra âm thanh ê a và bập bẹ khi chơi một mình hoặc chơi với mẹ.
– Tạo ra những âm thanh gần giống như lời nói (pa, ba, mi).
– Cười khúc khích và cười lớn tiếng.
– Tạo ra những âm thanh khi buồn hoặc vui.
7 tháng–1 tuổi
– Quay ra và nhìn về hướng có âm thanh.
– Nhìn theo hướng tay mẹ chỉ.
– Quay đầu lại khi mẹ gọi tên.
– Hiểu những từ ngữ dùng để gọi những vật thông dụng và mọi người xung quanh như cốc, nước cam, bố, mẹ.
– Bắt đầu phản hồi lại những từ ngữ và cụm từ ngữ đơn giản, như “Không”, “Đến đây”, Con muốn (ăn) nữa không?”
– Chơi những trò chơi với mẹ, như ú òa.
– Nghe các bài hát và câu chuyện trong một khoảng thời gian ngắn.
7 tháng–1 tuổi
– Bập bẹ những chuỗi âm thanh dài, như mimi upup babababa.
– Sử dụng âm thanh và cử chỉ để thu hút và giữ sự chú ý từ người khác.
– Chỉ tới đồ vật và đưa đồ vật cho người khác.
– Sử dụng cử chỉ như vẫy bye bye, với lên để biểu thỉ “lên trên”, và lắc đầu khi nói “Không”.
– Bắt chước những âm thanh khác nhau.
– Nói 1 hoặc 2 từ như “mẹ, bà, ba, hoặc uh-oh”. Điều này sẽ diễn ra ở khoảng sinh nhật đầu đời, nhưng âm thanh có thể chưa rõ cho lắm.

Mẹ có thể làm những gì?

  • Kiểm tra thính lực của con bằng cách xem con có hướng tới những âm thanh hay nhìn vào mẹ khi mẹ nói hay không. Luôn để ý những vấn đề sức khỏe về tai như viêm tai, và gặp bác sĩ nếu cần.
  • Luôn đáp lại con, nhìn vào con khi con tạo ra âm thanh. Nói chuyện với con và bắt chước những âm thanh con tạo ra.
  • Cười khi con cười. Bắt chước vẻ mặt mà con làm.
  • Dạy con bắt chước những hành động như ú òa, vỗ tay, thơm, và vẫy bye-bye. Điều này sẽ dạy con về sự lần lượt trong hành động. Chúng ta sẽ nói và làm lần lượt khi giao tiếp.
  • Nói về những điều mà mẹ và con làm trong ngày. Những điều như “Mẹ đang gội đầu cho con”; “Con đang ăn đậu”; và “Ôi những hạt đậu này ngon quá!”
  • Nói về những nơi mà cả nhà cùng đi, những điều cả nhà làm, những người sẽ gặp, và những gì sẽ nhìn thấy. Ví dụ như “Chúng ta đang đi sang nhà bà ngoại, bà ngoại có một bạn cún. Con có thể xoa đầu bạn cún.”
  • Dạy về những âm thanh mà động vật tạo ra (gâu gâu, meo meo…).
  • Đọc sách cho con mỗi ngày.
  • Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ mà mẹ cảm thấy thoải mái khi sử dụng nhất.

Mốc phát triển ở trên được tham khảo từ Hiệp Hội Ngôn Ngữ Nghe Nói Hoa Kỳ (American Speech-Language-Hearing Association).

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *