Th3 21, 2023

Khủng hoảng và nhận thức

Chúng ta hãy tưởng tượng rằng khi chúng ta đi ngủ trong một thế giới rất thân thuộc và tới khi tỉnh dậy, thế giới đã thay đổi hoàn toàn. Lúc đó thì điều này có ảnh hưởng tới chúng ta không? Chắc chắn là có. Chúng ta sẽ cáu kỉnh và chúng ta sẽ đi tìm sự thân thuộc. Đó chính xác là những gì mà các con đang trải qua khi con bước vào tuần khủng hoảng. Với những mốc khác nhau phải con sẽ có xu hướng bộc lộ sự khủng hoảng về tâm lý đó theo những cách khác nhau.

Tuần khủng hoảng với một cái tên khác – tuần nhảy vọt nhận thức là những giai đoạn con bước vào một thế giới nhận thức mới nhưng cơ thể con lại chưa sẵn sàng đáp ứng được điều đó. Con cáu kỉnh và muốn tìm về nơi quen thuộc. Mọi sự thay đổi đều cần thời gian để thích nghi. Con sẽ mất khoảng 1-2-3 tuần để làm quen với thế mới đó. Tuần khủng hoảng thực ra chỉ là một tên gọi cho nhóm dấu hiệu của con. Nhưng nhóm dấu hiệu đó nói răng: Con đã sẵn sàng tâm thế để làm chủ kỹ năng rồi. Và mỗi một em bé sẽ có tuần khủng hoảng khác nhau tùy theo từng mốc nhận thức.

Con quấy khóc, khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn. Con chán ăn, biếng bú. Con khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu. Con dễ trở nên cáu gắt, bực bội. Con muốn được được mẹ vỗ về, âu yếm,… Mẹ đừng lo lắng nhiều quá vì đây là cách mà con muốn thể hiện cho mẹ biết là con đang ở trong tuần khủng hoảng. Thay vì lo lắng cơn khủng hoảng bao giờ sẽ qua, hãy háo hức đón nhận những nhận thức mới sắp đến. Mẹ hãy cùng con vượt qua 10 tuần khủng hoảng tương ứng 10 giai đoạn phát triển nhận thức cơ bản mà con trải qua từ 0 cho đến 2 tuổi. Mỗi một em bé sẽ có tuần khủng hoảng khác nhau tùy theo từng mốc nhận thức. Mốc tuần chỉ là tham khảo.

  • Lead 1: Thế giới của những giác quan – Tuần thứ 4

Những cảm nhận về giác quan của con ở giai đoạn này đang phát triển một cách nhanh chóng. Con cảm nhận được nhiều thứ hơn mà bỗng dung con không hiểu tại sao nó lại như vậy. Có những cảm giác khiến con thoải mái và có những cảm giác khiến con khó chịu. Lúc này con sẽ không có cách nào khác để diễn đạt được ngoại trừ việc khóc.

Trong giai đoạn này, mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách có những hoạt động tương tác với con về giác quan. Ví dụ: cho con nghe nhiều tiếng âm thanh khác nhau, cho con nhìn nhiều hình ảnh tương phản khác nhau, cho con trải nghiệm với cảm giác chạm khác nhau. Để giúp con khám phá, phát triển những giác quan.

  • Lead 2: Thế giới của những kiểu mẫu – Tuần thứ 7

Ở giai đoạn này con sẽ bắt đầu trải nghiệm thế giới theo một cách mới. Con có thể nhận ra được những kiểu mẫu đơn giản trong thế giới xung quanh và trong chính cơ thể mình. Chẳng hạn như con có thể khám phá ra tay và chân của mình. Và dành hàng giờ để ngồi nghiên cứu những ngón tay, ngón chân nhỏ xinh đấy. Thi thoảng mẹ cũng có thể thấy con năm chơi và tự nghe tiếng ê a của mình.

Sự thay đổi về nhìn nhận thế gới này sẽ khiến con cảm thấy bối rối vì thế giới quen thuộc của con bấy lâu nay bị đảo lộn. Sự cảm nhận trước đó đã khác đi và con cần thời gian để thích nghi. Em bé sẽ bám mẹ nhiều hơn bởi vì con muốn tìm một nơi an toàn, thoải mái và quen thuộc để cảm thấy thoải mái hơn trong thế giới mới này. Mình thường hay chơi cùng Sóc trò gọi tên từng bộ phận trên cơ thể.

  • Lead 3: Thế giới của những biến đổi nhẹ nhàng – Tuần thứ 11

Nếu giai đoạn trước mọi thứ thay đổi rất khó khăn và cứng nhắc. Như cách con phải rất vật lộn để có thể từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại. Bây giờ những chuyển động của cơ thể đã nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều. Những chuyển động của con nếu trước đây như một chú robot giờ đã trở nên nhẹn nhàng và thành thục như một em bé thực sự.

Con cũng có thể nhận biết được giọng nói đổi từ một người mà con biết sang một người khác. Con có thể nhận biết được chú mèo đi qua sàn nhà hay sự thay đổi của ánh sáng khu trời dần tối. Lúc này thế giới của con đã dần trở nên trật tự và có sắp xếp hơn. Vật nếu đột nhiên con trở nên nhặng xị, cáu gắt có lẽ con đã sẵn sàng làm chủ những kỹ năng mới. Mẹ hãy hỗ trợ con đến với những kỹ năng này nhé.

  • Lead 4: Thế giới của những sự kiện – Tuần thứ 14

Sự kiện ở đây không có nghĩa là những dịp quan trọng, đối với con sự kiện là những thứ vô cùng đơn giản. Nó là một chuỗi những biến đổi nhẹ nhàng quen thuộc từ kiểu này sang kiểu khác. Ví dụ, vào tuần thứ 12. Khi con nhận biết được sự biến đổi, con tập trung toàn bộ sự chú ý của mình để tóm một vật nào đó bằng cả hai tay, khi mẹ giơ vật đó lên ở trước mặt bé. Nhưng lúc này con đã hiểu rằng con có thể với tay lấy đồ chơi, chụp món đồ chơi đó bằng một tay, con có thể lắc , xoay và thậm chỉ là bỏ vào miệng để khám phá. Những sự kiện đó là những phán đoán phức tạp hơn và có tác động đến thới xung quanh một cách chủ động hơn.

  • Lead 5: Thế giới của những mối quan hệ – Tuần thứ 22

Trong giai đoạn này con sẽ nhận thức về mối liên kết giữa con người và vật, bao gồm cả những mối liên hệ giữa các vật với nhau. Ví dụ như bên trong, ở trên, ở dưới, nằm giữa… Giai đoạn này con đang cố gắng làm rất nhiều việc mới. Con đã trở nên di động hơn và con đang học cách điều phối hành động cùng cả tay và chân cũng như những bộ phận còn lại của cơ thể.

Dựa trên những nhận thức về sự kiện từ giai đoạn trước, con đã dần hiểu về mối quan hệ giữa các vật. Con cũng sẽ học cách để tính toán không gian ở xung quanh mình. Ví dụ như có thể chui vào trong chiếc hộp,…

Có một số mà con muốn lấy lại ở bên ngoài cũi và con sẽ không thể nào lấy được nó. Và khi đó có thể mẹ đi sang phòng bên cạnh thôi nhưng con lại nghĩ rằng mẹ đã đi đã xa và con không thể tự mình đến chỗ mẹ được. Sự nhận thức này cũng đưa con tới khủng hoảng xa cách. Giai đoạn này con cũng có thể thử đập phá một vài đồ đạc để tìm hiểu những mối liên kết giữa chúng.

  • Lead 6: Thế giới phạm trù – Tuần thứ 33

Lúc này con có thể nhận ra được một số vật dụng, cảm giác, con vaaht và con người thuộc về những nhóm khác nhau. Ví dụ quả chuối và dâu tây sẽ có mùi vị khác nhau nhưng đều thuộc nhóm đồ ăn hoặc tiếng kêu quack quack sẽ thuộc về con vịt.

  • Lead 7: Thế giới của các trình tự – Tuần thứ 44

Trong thế giới này, con bắt đầu nhận diện, quan sát, hiểu và tạo ra một chuỗi các sự kiện theo trình tự. Như cách khi con ăn ngũ cốc với thìa có nghĩa là con lấy thìa, bỏ thìa vào trong bát, xúc một ít ngũ cốc, đưa thìa lên phần đầu và cho ngũ cốc vào miệng chứ không phải cho vào mũi. Điều này có vè rất nuồn cười với người lớn nhưng nó thực sự xảy ra với trẻ con. Với con đây là cách con nhận thức, quan sát và học mọi thứ theo trình tự.

Con sẽ bắt đầu kết nối những hành động với nhau để đạt tới một mục tiêu cuối cùng như cách mà con tự xúc ăn. Những trình tự này ban đầu có thể hơi lộn xộn với con hay con có thể bỏ quên mất một vài trình tự trong chuỗi hành động. Nó là cách mà con học và quan sát mọi thứ trong thế giới xung quanh.

  • Lead 8: Thế giới của các chương trình – Tuần thứ 51

Từ chương trình nghe có vẻ trừu tượng. Tức bước nhận thức trước đó con đã học được cách thức hiện với khái niệm trình tự đó là các sự kiện diễn ra liên tiếp nhau hoặc là các đồ vật khớp nhau theo một cách nào đó. Nhưng thực ra trong ngữ cảnh này, chương trình là khái niệm phức tạp hơn trình tự một chút vì nó giúp đạt được kết quả cuối cùng bằng nhiều cách khác nhau. Và con đã bắt đầu hiểu được việc dọn bàn, mặc quần áo, gọi điện thoại,..

  • Lead 9: Thế giới của các nguyên tắc – Tuần thứ 59

Trải qua tuần thứ 51 đầu hào hứng, con đã nhận thức được thế nào là chương trình. Những chương trình hàng ngày của mẹ là: ăn uống, đi dạo, chơi đùa và rửa bát đũa. Nhìn chung, chúng ta có thể nói răng nguyên tắc ở đây có nghĩa là sự vạch ra kế hoạch cho chương trình nào đó dựa vào trải nghiệm. Nhưng con lại chưa có nhiều trải nghiệm như thế, con sẽ bị bối rối khi mình có nhiều kế hoạch cho cùng một việc.

Mình có nên làm cách này hay không? Mình có nên thử cách kia hay không? Một đống câu hỏi hiện lên trong đầu con khiến con vô cùng bối rối. Con sẽ phải dành nhiều thời gian để thử nghiệm, tìm ra phương án và học từ nó. Đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để mẹ đặt ra các nguyên tắc. Đôi khi con thử một vài thứ khiến con rất tức giận và con sẽ ném đồ đi. Mẹ hãy kiên trì cùng con tìm ra phương án nhé.

  • Lead 10: Thế giới của các hệ thống – Tuần thứ 70

Đã đến tuần cuối cùng, sau khi con đã tìm hiểu về hết những thế giới xung quanh con, giời đây con tìm hiểu về thế giới hệ thống. Hệ thống ở đây là một đơn vị tổ chức; những phần đó có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Có thể với con, nó sẽ chỉ đơn giản là một nhà tạo thành một hệ thống gọi là căn nhà.

Nó còn là hệ thống chỉ về gia đình, xã hội. Những tổ chức này được sắp xếp dựa trên các nguyên tắc mà chúng ta cần tuân theo. Những nguyên tắc sẽ được phân công cho những vị trí nhất định. Như khi con đi lớp, con sẽ hiêu hệ thống của trường lớp, với phân công nhiệm vụ dành cho cô giáo, bạn học và có những nguyên tắc riêng ở trường lớp mà con cần phải tuân theo.

Thế là đã kết thúc mười tuần khủng hoảng của con. Chúng ta sẽ dựa vào những nhận thức đó của con để đưa ra những hoạt động và tương tác phù hợp. Song song với những hoạt động ban ngày thì con cũng sẽ có những phát triển về giấc mơ. Khi con nhận thức được nhiều hình ảnh, âm thanh hơn, con cũng sẽ đem những hình ảnh âm thanh đó vào trong giấc mơ. Những giấc mơ có thể là vui vẻ hoặc sợ hãi. Thần kinh của con cũng còn yếu nên con sẽ mơ nhiều hơn người lớn. Vậy nên vào những tuần khủng hoảng này nếu con có khó ngủ vào ban đêm, mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, trấn an và vỗ về con, trò chuyện với con như khi con đang thức để con thấy những giấc mơ đó là bình thường và con sẽ quay trở lại giấc ngủ. Mong rằng tuần khủng hoảng không phải là khủng hoảng hay là nỗi ám ảnh của con và mẹ mà nó sẽ trở thành những tuần học những kỹ năng mới, những tuần mẹ con mình cùng hiểu nhau hơn.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *