Th6 14, 2023

KHÁM PHÁ CẢM XÚC VỚI SỎI

Khám phá cảm xúc với sỏi là hoạt động hướng tới mục tiêu chính: Nhận thức. Các cấp độ nhận thức của con đó là: Ghi nhớ – hiểu – áp dụng – phân tích – đánh giá – sáng tạo (Benjamin Bloom, 2001).
Với các bé dưới 2 tuổi, mục tiêu của nhận thức ở nằm chủ yếu ở 3-4 cấp độ đầu.
– Ở cấp độ ghi nhớ, con có thể gọi tên, sao chép (cách làm, cách gọi, …), liệt kê, ghi nhớ và lặp lại những hành động, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ hiểu, con có thể phân loại, nhận biết, lựa chọn, miêu tả, và giải thích những khái niệm, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ áp dụng, con có thể thực hiện hành động, giải quyết, phác họa, diễn giải… những khái niệm, sự vật, sự việc mà con được tiếp xúc.
– Ở cấp độ phân tích, con có thể phân biệt, liên hệ, so sánh, đối chiếu, thử nghiệm, đặt câu hỏi,…
– Ở cấp độ đánh giá, con có thể tranh luận, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn, phê bình,…
– Ở cấp độ sáng tạo, con có thể thiết kế, lắp ráp, xây dựng, phỏng đoán, phát triển, điều tra… Với hoạt động này, mục tiêu nhận thức đang hướng tới cấp độ 1-2, để con ghi nhớ, nhận biết và phân loại số đếm. Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.”

1. Mục đích

– Cho bé một trải nghiệm mới mẻ về hoạt động học.
– Khơi gợi sự hứng thú, kích thích sự liên tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ.
– Rèn luyện sự tập trung chú ý và tính kiên nhẫn cho trẻ.

2. Mục tiêu

– Nhận thức:
+ Bé nhận biết các biểu tượng cảm xúc
+ Nhận biết về hình dạng và sự cân đối khi chơi với sỏi.
+ Nhận biết về các bộ phận trên khuôn mặt.

– Vận động tinh: Bé dùng tay để sắp xếp, tạo hình với sỏi.

– Vận động thô: Bé thay đổi linh hoạt tư thế đứng, ngồi khi chơi và lựa chọn tư thế chơi thoải mái nhất.

– Ngôn ngữ:
+ Bé nghe hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi.
+ Từ vựng về các biểu hiện cảm xúc: vui, buồn, tức, giận…; từ vựng về các bộ phận trên mặt: mắt, mũi, răng, miệng, đầu, tóc…
– Bé kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

3. Độ tuổi

  • Từ 2 tuổi

4. Chuẩn bị

– Sỏi chơi nhiều kích cỡ.
– Giấy trắng
– Bàn ánh sáng (có thể có hoặc không)

5. Cách chơi

– Ba mẹ vẽ sẵn các khuôn mặt lên giấy (để trống các bộ phận trên khuôn mặt)
– Ba mẹ dùng những viên sỏi xếp mẫu cho bé quan sát, sau đó cho bé tự xếp thành các hình dạng khác nhau.
– Trong khi chơi ba mẹ cùng bé trò chuyện về các biểu tượng cảm xúc, các bộ phận trên khuôn mặt.

6. Lưu ý

– Có thể ban đầu bé sẽ chưa thể tự xếp ra được đúng các biểu cảm cảm xúc nhưng ba mẹ đừng quá chú trọng điều đó, ba mẹ hãy để bé làm quen dần và thử các cách xếp khác nhau rồi tự tìm ra cách xếp.

7. Cách phát triển hoạt động

Khi bé đã biết cách xếp các biểu cảm cảm xúc bằng sỏi ba mẹ có thể hướng dẫn bé kể lại cảm xúc của bé trong ngày thông qua việc hỏi chuyện – xếp sỏi – kể chuyện về biểu cảm cảm xúc đó…

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *