Lần khám đầu tiên của Sóc là khi Sóc 4m, lúc đó đi khám vì thấy đầu của Sóc to. Mình vẫn theo dõi chỉ số vòng đầu, chiều cao, cân nặng theo khung của WHO cho bé gái từ 0-24mths. Nhưng chỉ số đầu của Sóc luôn đạt max khung, và có đôi khi vượt khung 1 tí. Lúc đó, biểu hiện lâm sàng của Sóc vẫn rất bình thường, ăn chơi ngủ đều đặn, chỉ là bố bạn ý lo nhỡ đầu to quá thì có vấn đề gì về bệnh lý ẩn thôi.
Về vấn đề chỉ số đầu, bác Collin có bảo nếu mẹ có bảng chỉ số của Sóc về chiều cao, vòng đầu từ khi sinh và theo dõi đều đặn thì bác có thể kết luận được. Và quá may, mình vẫn luôn theo dõi đều các chỉ số của Sóc và ghi lại trong ứng dụng Growth. Bác kết luận: Chỉ số đầu của Sóc đang phát triển tương xứng với chiều cao, (Sóc cũng cao) nên không có gì đáng lo ngại.
Mình có một thói quen khác là đi khám bs luôn mang theo cuốn sổ nhỏ (vì tính hay quên), nên luôn chuẩn bị các mốc của con và câu hỏi cần hỏi, sau đó ghi lại luôn. Hồi đó Sóc nhỏ còn chưa có page riêng như bây giờ, nên giờ mới cặm cụi share lại cho các mẹ
Luôn tiêm phòng ĐẦY ĐỦ và ĐÚNG LỊCH.
Cái này hết sức quan trọng, bác nhấn mạnh đối với 2 năm đầu đời, việc tiêm phòng là hết sức quan trọng để cơ thể trẻ đạt tới độ miễn nhiễm.
Và với cá nhân mình, thì luôn để Sóc đi tiêm đúng lịch, cùng lắm là lùi 2-3 ngày nếu có việc không thể đi được. Bởi vì càng lùi, thì sẽ càng ảnh hưởng tới tất cả các mũi sau. Khi tiêm phòng luôn có một danh sách các vaccine tương tác (ví dụ như phải tiêm mũi A rồi và sau đó 1 tháng mới được tiêm mũi B ). Và khi trì hoãn như vậy, cơ thể Sóc càng mất nhiều thời gian hơn để miễn nhiễm với bệnh. Đây là một trong những điều cần ưu tiên hàng đầu khi muốn tăng đề kháng cho Sóc.
Nhiều mẹ đã từng sợ dịch, không mang con đi tiêm. Nhưng không, khi càng có nhiều dịch, những mũi tiêm là những cái sẽ bảo vệ con, chứ không phải ở nhà. Nếu mẹ sợ dịch, thì nên chuẩn bị: nước rửa tay khô có cồn (rửa liên tục trước khi chạm vào con), giấy tiệt trùng để lau mọi bề mặt trước khi chạm vào, đeo khẩu trang liên tục, với trẻ thì đeo khăn voan, về nhà tháo bot hết quần áo và cho vào nước sôi (Sóc thì có máy giặt có UV diệt khuẩn). Và nếu không có dịch Covid, thì Hà Nội lúc nào cũng có dịch khác như Chân Tay Miệng, Sốt xuất huyết…Vì vậy, con cần được tiêm đủ và đúng thời gian.
Luôn bổ sung Vitamin D3 với lượng 600UI mỗi ngày.
Không cho uống nước TRƯỚC 6M. Sau 6M, nước là loại thức uống tốt sau sữa mẹ và sct. Không uống các loại nước ngọt, có đường.
Duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể, vì sữa mẹ ngoài dinh dưỡng như sct thì còn có KHÁNG THỂ, LỢI KHUẨN tốt cho đề kháng của bé.
KHÔNG chăm chăm nhìn vào cân nặng của con.
Có nhiều mẹ bảo: con chị còi quá, chị có nên dặm thêm sct cho nó tăng cân không. Nếu con còi, thì chỉ số của con là bao nhiêu, có dưới khoảng tối thiểu hay không, không thể nhìn vào người con và cân nặng rồi kết luận là con còi được. Thể trạng mỗi bạn là khác nhau. Sóc hiện tại 1 tuổi mới có 9kg thôi, nhưng bạn ý cao và nhanh thoăn thoắt. Hãy nhìn vào con, chú trọng phát triển chiều cao và trí não cho con, đừng quá coi trọng cân nặng.
KHÔNG TỰ Ý bổ sung Canxi vì thấy con lùn.
Con dậy khóc đêm KHÔNG PHẢI DO THIẾU CHẤT. Mà do hệ thần kinh của con còn yếu, nên dễ gặp ác mộng hơn người lớn. Mẹ chỉ cần trấn an con trở lại giấc ngủ là được.
Rụng tóc vành khăn KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ THIẾU CANXI. Mà do ma-xát của phần đầu với gối, giường.
Cắt tóc máu KHÔNG khiến tóc mọc dày thêm. Chân tóc phát triển từ các nang dưới da đầu. Cắt tóc ở phần ngọn sẽ không có tác dụng gì đối với các nang tóc cả. Lý do khi các mẹ thấy tóc dày thêm là do phần tóc đã cắt có độ dài bằng nhau, nên khi mọc ra sẽ CÓ CẢM GIÁC như dày thêm.
Cắt tóc máu không làm tóc yếu đi cũng không khiến tóc mọc trở lại dày thêm. Tất cả những gì bạn có là một em bé hói.
KHÔNG DÙNG xe tròn tập đi. Chỉ dùng xe thùng để bé đứng đẩy đi.
Khi cho con ăn dặm, nên kết hợp ăn BLW và nếu ăn kiểu Nhật thì có chế độ tăng thô hợp lý.
Dựa vào độ cứng cáp của con để cho con tập ngồi, và tập ngồi dần dần. Chứ không phải dựa vào mốc tháng tuổi đối với tất cả các bé.
Lời khuyên:
– ăn đa dạng thực phẩm nhất có thể khi con ăn dặm
– Không ăn rong, không ti vi, không điện thoại, không ipad
– Vận động ngoài trời để con khám phá tự nhiên, tốt cho phát triển trí não và thể chất
– Không tuỳ tiện bổ sung các loại thực phẩm chức năng hay vitamin gì
– Phải xét nghiệm vi chất để xác định con có thiếu chất hay không mới bổ sung theo chỉ định của bác sĩ
– Duy trì thói quen đọc sách, hát, cho bé nghe nhạc
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)