Không phải cha mẹ nào cũng biết rằng việc chơi với trẻ sơ sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, chơi với những chiếc gương sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho bé, nhất là sự phát triển của các giác quan.
Ngay cả khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, em bé đã thích nhìn chằm chằm vào khuôn mặt. Khi em bé được 9 đến 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể khai thác niềm đam mê đó để phát triển một số kỹ năng: phối hợp mắt-tay, ngôn ngữ và các kỹ năng nghe, và bắt chước.
Khi thị giác của trẻ bắt đầu phát triển, con thích nhìn vào khuôn mặt, thậm chí là của chính mình. Chơi với gương là hoạt động mà bé có thể tự khám phá.
Gương trò chơi có thể giúp bé phát triển kỹ năng nhận thức và thể chất. Đây là một hoạt động vui chơi đơn giản mà em bé của bạn chắc chắn sẽ yêu thích.
1. Mục đích
– Phát triển não bộ và các giác quan, kích thích thị giác cho trẻ.
– Phát triển nhận thức về bản thân.
2. Mục tiêu
– Nhận thức:
+ Bé nhận biết và phân biệt được bản thân và người khác qua hình ảnh phản chiếu trên gương, biết mình là một cá thể độc lập.
+ Bé nhận biết được sự chuyển động, sự vận động của cơ thể mình và của các vật xung quanh.
+ Nhận biết được những biểu hiện cảm xúc ở trên gương mặt của mình.
+ Nhận biết các bộ phận cơ thể.
– Vận động tinh:
+ Bé dùng mắt để quan sát.
+ Đưa tay với, chỉ khi ở trước gương.
– Ngôn ngữ: Giúp trẻ phát triển được về khả năng ngôn ngữ. Khi bé nhìn thấy hình ảnh của mình ở trong gương, bé sẽ giơ tay ra chạm vào gương, cười, ê a nói chuyện với hình ảnh của mình. Đó cũng chính là nền tảng ban đầu của các giao tiếp xã hội.
– Nội dung tích hợp: Bé cũng sẽ học được về sự phản hồi khi chơi với gương. Khi bé cười, hình ảnh trong gương cũng sẽ cười. Bởi vậy, soi gương ngay từ khi sơ sinh sẽ giúp kích thích sự phát triển về não bộ và các giác quan của bé. Khả năng tương tác cảm xúc giữa bé với những người xung quanh cũng sẽ được phát triển tích cực.
3. Độ tuổi
- Từ 0m+
4. Chuẩn bị
– Gương
5. Cách chơi
– Ba mẹ đỡ hoặc bế con để con quan sát mình trong gương và trò chuyện cùng con.
+ Con ơi đây là miệng của con này/ Đây là miệng của mẹ này.
+ Đây là tai của con/ Đây là tai của mẹ…
+ Song song với việc trò chuyện ba mẹ có thể chỉ các bộ phận tương ứng cho con quan sát.
– Ba hoặc mẹ hãy bế bé vào trong lòng mình rồi cho bé ngồi trước gương. Bé sẽ bị thu hút bởi hình ảnh của mình ở trong gương và giơ tay ra để với lấy. Hãy lặp lại trò chơi này nhiều lần để phát triển cả cơ tay của bé, giúp ích cho việc bé bò sau này.
– Ba mẹ hãy cùng con chơi trò chơi ú òa trước gương. Bé sẽ nhận biết được sự tồn tại hay biến mất của sự vật.
6. Lưu ý
– Ba mẹ để gương ở vị trí không thể phá vỡ hoặc một gương được neo an toàn và chắc chắn.
– Đặt em bé trước gương để bé có thể nhìn thấy cả hình ảnh phản chiếu của mình và hình ảnh phản chiếu của ba mẹ.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)