Th9 20, 2021

HOẠT ĐỘNG VỚI ÁNH SÁNG

Ánh sáng cần thiết đối với con người không chỉ cho sự nhìn trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày mà còn giúp duy trì nhịp sinh học ngày đêm, có tác động đến sức khỏe và cảm xúc.
Khoảng 80% thông tin đến não chúng ta thông qua đôi mắt. Vì vậy chiếu sáng có vai trò quan trọng cho hoạt động thị giác.

Ngoài chức năng chiếu sáng, ánh sáng còn là một trò chơi vô cùng thú vị mà ba mẹ có thể tận dụng khi chơi với trẻ.

Mục đích của trò chơi

  • Kích thích thị giác
  • Kích thích sự tò mò, tập trung của trẻ.
  • Phát triển các lĩnh vực: Vận động thô, vận động tinh, nhận thức và cả ngôn ngữ cho trẻ.

Mục tiêu

  • Nhận thức:
    + Thông qua hoạt động với ánh sáng có thể dạy trẻ nhiều nội dung nhận thức khác nhau: màu sắc, hình dạng, số đếm
    + Nhận biết thêm nhiều khái niệm mới mẻ: biến mất, tìm thấy, bật/tắt điện, sáng, tối…
  • Vận động tinh: Trẻ có thể cầm nắm, tìm kiếm bằng các ngón tay khi chơi với hộp gạo ánh sáng…
  • Vận động thô: Trẻ tự do nằm, lăn, bò… trong khi hoạt động.
  • Ngôn ngữ: Phát triển sớm ngôn ngữ
    + Trẻ hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi
    + Hình tình các vốn từ mới về các chủ đề nhận thức được làm quen thông qua hoạt động với ánh sáng.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Từ 3 tháng tuổi trở lên

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Hộp nhựa rỗng
  • Đèn dây nhỏ chạy bằng pin
  • Bóng bay
  • Hộp gạo màu sắc
  • Các hình khối cắt vẽ bằng giấy

Cách chơi

  • Có rất nhiều cách chơi khác nhau với từng độ tuổi khác nhau.

Cách chơi 1: Hộp ánh sáng: Dành cho các bé mới biết lẫy (3m+) với hộp ánh sáng.

  • Trong hoạt động này, mình bỏ đèn led vào trong hộp nhựa màu xanh, hộp nhựa này sẽ làm giảm độ chói của đèn, chỉ còn ánh sáng mờ. Mình tận dụng hộp kem dưỡng da đã hết. Mẹ có thể tìm bất cứ một loại hộp nào có màu và có thể làm giảm độ sáng của đèn led là được.

Cách chơi 2: Tháp ánh sáng
– Đây cũng là một trò có thể dành cho các bé khoảng 6m+. Mình sử dụng bộ khối nam châm và ghép thành tháp, sau đó bỏ đèn led vào bên trong tháp. Bé sẽ khám phá được màu sắc hắt ra từ tháp qua các góc khác nhau.

Bộ nam châm này cũng có thể chơi được rất nhiều trò.

Cách chơi 3: Bóng sắc màu
– GLOWING BALLOONS
– Nguyên liệu: Bóng thổi, đèn LED
– Hoạt động này sẽ hợp với các bé lớn khi biết cầm và tung bóng, áng chừng khoảng 12m. Mình sử dụng bóng thổi loại dày, sau đó bật đèn led sẵn và cho vào trong quả bóng rồi thổi bóng lên. Sóc nhỏ sẽ có một chùm bóng sắc màu để chơi. Mình để một chiếc giỏ to để Sóc gom bóng lại một chỗ. Em bé thích nhìn chiếc đèn nhỏ trong quả bóng lăn từ bên nọ qua bên kia, rồi cả màu sắc khác nhau nữa.

Cách chơi 4: Bàn ánh sáng
– Cách làm bàn ánh sáng: Sử dụng hộp nhựa 10L có nắp đậy. Sau đó bỏ đèn led trên nắp và để thùng lên trên. Bé sẽ khám phá các đồ trong thùng.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Lựa chọn loại đèn phát sáng phù hợp.
  • Ba mẹ cần theo sát con trong quá trình chơi để đảm bảo an toàn cho bé.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

Cũng là với bàn ánh sáng ba mẹ có thể cho con chơi theo nhiều cách khác nhau:

  • Vẽ các hình dạng, số đếm, con vật khác nhau trên gạo bên trên bề mặt bàn ánh sáng.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *