Th6 15, 2023

Hoạt động phối hợp phản xạ 2 tay

Luyện kỹ năng điều khiển tay là một biện pháp rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé trong những năm đầu đời.
Trong giai đoạn ấu thơ, sự phối hợp hoạt động chân, tay sẽ giúp cho não bộ hay hệ thần kinh của con người phát triển và phân chia vai trò chỉ huy. Trong quá trình ấy, não bộ với vai trò chỉ đạo các hoạt động chân tay sẽ giúp trẻ bắt chước, thực hiện các thao tác bằng chân, tay. Những hoạt động này sẽ tác động trở lại, kích thích não bộ phát triển.
Hoạt động phối hợp phản xạ hai tay cũng là hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng phối hợp song phương (Vận động tinh). Mỗi bên của cơ thể (trái-phải) sẽ có trách nhiệm nhận biết bên còn lại đang làm gì để phối hợp và hoàn thành nhiệm vụ. Trong vận động tinh, tuỳ từng trường hợp, 1 bên tay sẽ làm nhiệm vụ chính, bên kia hỗ trợ – đó là mối quan hệ “tiến hành – giúp đỡ” (doing – helping relationship) giữa 2 tay.
Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.

1. Mục đích

– Thúc đẩy khả năng phối hợp song phương của 2 tay;
– Kích thích trí tò mò và khơi gợi hứng thú khám phá thế giới của con;
– Rèn luyện kĩ năng kết hợp tay và mắt của con
– Rèn luyện tính kiên trì

2. Mục tiêu

– Nhận thức:
+ Con ghi nhớ được cách phối hợp của 2 tay trong từng hoạt động
+ Con có thể thực hiện phối hợp 2 tay trong quá trình hoạt động
+ Con có thể thử nghiệm những cách phối hợp 2 tay khác nhau và tìm ra cách hiệu quả nhất.

– Vận động tinh: Con có thể phối hợp 2 tay để thực hiện một lúc 2 nhiệm vụ khi chơi.

– Vận động thô: Con thay đổi linh hoạt các tư thế khi chơi và lựa chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất.

– Ngôn ngữ:
+ Con nghe hiểu có thể làm theo chỉ dẫn đơn giản của mẹ
+ Các từ vựng liên quan đến hoạt động.

– Nội dung tích hợp: Màu sắc
– Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

3. Độ tuổi

  • Từ 2 tuổi

4. Chuẩn bị

– Các con vật hoặc các miếng nam châm màu sắc…

5. Cách chơi

– Ba mẹ để ở hai bên tay phải và tay trái bé mỗi bên 6 màu sắc ngẫu nhiên.
– Ba mẹ sẽ đọc 1 màu và con sẽ dùng 2 tay để tìm màu ở cả 2 bên nhanh nhất có thể.

6. Lưu ý

– Có thể trong những lần đầu khi mới làm quen với hoạt động phản xạ của bé sẽ hơi chậm, tuy nhiên ba mẹ hãy cùng con kiên trì rèn luyện và đa dạng cách chơi để duy trì hứng thú cho bé.
– Ba mẹ chú ý quan sát và tăng giảm độ khó của hoạt động sao cho phù hợp với khả năng của bé.

7. Cách phát triển hoạt động

– Ba mẹ có thể tăng độ khó bằng tăng số lượng màu, để màu thành chấm tròn, hoặc đổi chủ đề hình khối, con vật.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *