Th9 17, 2021

VẬN ĐỘNG TINH: HOẠT ĐỘNG GIẢI CỨU

Hoạt động giải cứu là hoạt động nằm trong nhóm phát triển Kỹ năng vận động tinh. Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) là khả năng điều khiển các cơ nhỏ như điều khiển ngón tay, bàn tay,… bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và lứa tuổi mầm non (từ 3 tháng đến sau 24 tháng tuổi).

Những cột mốc phát triển vận động tinh ở trẻ, gồm:

  • Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ có thể phát triển kỹ năng thông qua các động tác đơn giản như đưa tay lên miệng.
  • Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi, mức độ phức tạp bắt đầu tăng dần trẻ có thể tự nắm, lắc đồ vật bằng hai tay hoặc truyền từ tay này sang tay kia.
  • Giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể chụm các ngón tay để cào cấu, vỗ tay, bốc thức ăn cho vào miệng hoặc dùng hai tay lấy đồ chơi.
  • Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi, trẻ phát triển kỹ năng bằng cách cầm đồ chơi bằng một tay, dùng ngón cái, ngón trỏ để chỉ vào đồ vật, ngoài ra trẻ có thể tự cầm thức ăn đưa vào miệng, thậm chí là đập phá mọi thứ vào nhau.
  • Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, phần lớn trẻ có thể xếp chồng đồ vật lên nhau, dùng bút để vẽ nguệch ngoạc lên giấy, một số trẻ lúc này đã tự ăn được bằng muỗng.
  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi, khi được người khác hướng dẫn trẻ đã biết cách rửa tay, sử dụng muỗng để ăn, nhiều trẻ còn tháo lắp được các đồ chơi đơn giản.
  • Giai đoạn 3 – 4 tuổi, lúc này trẻ đã tự mặc được áo quần, biết sử dụng kéo để cắt giấy, có thể vẽ ngôi nhà và các đồ vật ít chi tiết.
  • Giai đoạn 5 – 7 tuổi, trẻ đã có thể viết, tô màu theo tranh có sẵn,… mức độ ghi nhớ cũng phát triển hơn.

Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, trẻ cần phải rèn luyện và thành thạo các kỹ năng thuộc nhóm vận động tinh. Bởi vì nhóm kỹ năng này có vai trò quan trọng giúp trẻ tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và khiến trẻ trở nên độc lập và có thể chăm sóc cho bản thân mà không cần người khác phải giúp đỡ. Trong quá trình rèn luyện, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, điều này còn kích thích phát triển các kỹ năng liên quan đến thị giác, thính giác,… Đồng thời, cũng phát triển trí nào của trẻ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ,… Qua đó, trẻ sẽ dần khám phá sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh.

Kỹ năng gỡ đồ là hoạt động thông qua sự khéo léo của đôi tay bé sẽ gỡ các món đồ chơi ra khỏi các chướng ngại khác nhau.”

Mục đích của trò chơi

  • Phát triển Kĩ năng vận động tinh
  • Thúc đẩy sư tập trung, Tính tò mò, Kiên nhẫn, Kiên trì
  • Phát triển ngôn ngữ sớm
  • Xây dựng kết nối thần kinh trong não bộ

Mục tiêu

  • Nhận thức:
    + Bé nhận biết được các đối tượng giải cứu trong trò chơi.
    + Nhận biết cách bóc dán, gỡ đồ đồ vật.
  • Vận động tinh: Bé sử dụng đôi tay để bóc, kéo, cầm, nắm …
  • Vận động thô: Bé thay đổi linh hoạt các tư thế khi chơi
  • Ngôn ngữ:
    + Bé nghe hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi
    + Các từ vựng về màu sắc, động vật, đồ vật.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Khoảng từ 5 tháng trở lên.

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Một số món đồ chơi yêu thích của trẻ.
  • Một số con vật
  • Ống hút, khăn voan màu, dây kẽm nhung
  • Rổ có lỗ
  • Dây giày..
  • Băng dính giấy

Cách chơi

Họat động 1: Chơi với băng dính giấy

  • Cách chơi 1: Ba mẹ dán các mẩu băng dính lên chân bé sau đó cho bé bóc băng dính ra khỏi chân mình.
  • Cách chơi 2: Ba mẹ sử dụng băng dính dán các con vật hoặc đồ chơi của bé lên sàn nhà sau đó cho bé bóc băng dính ra giải cứu các con vật.

Hoạt động 2: Gỡ đồ khỏi dây, vải, và các vật dụng khác

  • Cách chơi 1: Ba mẹ cho các đồ vật vào rổ hoặc khay sau đó dùng dây chăng qua lại làm vật cản rồi cho bé thò tay vào để lấy các đồ vật ra.
  • Cách chơi 2: Ba mẹ cho bóng vào khăn voan sau đó buộc lại rồi cho bé gỡ bóng ra khỏi khăn
  • Cách chơi 3: Ba mẹ dùng dây kẽm nhung hoặc ống hút xỏ vào các lỗ trên rổ sau đó cho bé gỡ ra.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Có thể ban đầu chưa biết cách gỡ bé sẽ cáu kỉnh và có biểu hiện chán nên ba mẹ hãy giúp đỡ và hướng dẫn bé từng cách chơi.
  • Trong quá trình chơi có thể bé sẽ bỏ băng dính haowjc các đồ bật vào miệng nên ba mẹ cần chú ý quan sát bé khi chơi.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Khi các thao các gỡ đồ của bé thành thạo hơn ba mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi liên hoàn kết hợp vận động (vượt chướng ngại vật và giải cứu)

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *