Khi cơn giận dữ của con gia tăng
Khi cơn ăn vạ, giận dữ của con gia tăng qua các lần. Điều đầu tiên bố mẹ cần làm không phải là áp chế cơn giận của con, mà cần xem lại chính mình. Hãy thử xem những lí do sau:
1. Bố mẹ có chuyển câu trả lời từ “không” sang “có” khi con cáu giận không? Nếu con được cho phép một lần, ăn vạ khóc lóc sẽ được coi như một công cụ để mè nheo sự đồng ý.
2. Bố mẹ có phản ứng thái quá với cơn giận dữ của con, thay vì bình tĩnh không? Không có gì tệ hơn việc khủng hoảng cảm xúc và sự sợ hãi đến từ những lời quát mắng của bố mẹ.
3. Bố mẹ có dán nhãn con rằng: Con rất hay ăn vạ, con rất bướng bỉnh, con rất hư hỗn không?
4. Con có nhìn thấy bố mẹ cáu giận thường xuyên không?
Hãy tránh những lỗi trên để giảm cơn giận dữ của con.
Cảm xúc là một phần của cơ thể và một phần của cuộc sống. Cảm xúc không có tiêu cực và tích cực, cảm xúc nào cũng tốt và đem lại cho con trải nghiệm. Cảm xúc dao động từ những cảm xúc năng lượng thấp lên những cảm xúc năng lượng cao. Khi con có những cảm xúc năng lượng thấp, nghĩa là khi con thấy không thoải mái và ngược lại.
Thay vì cố gắng giải quyết cái gì đó lúc con giận dữ, hãy để 2 mẹ con thả mình vào cảm xúc đó, xem nó tác động lên chúng ta như thế nào. Mẹ cũng hãy nói chuyện với con về những cảm xúc năng lượng cao và giúp con thoải mái. Như câu hỏi của mình hỏi Sóc hôm qua:
– Khi con ôm mẹ, con thấy thế nào?
– Sóc bảo: Con thấy vui vẻ, thoải mái và được yêu.
Đó thực sự là một câu trả lời mình không ngờ tới.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)