Dạy con kĩ năng giải quyết vấn đề
Th7 11, 2023

DẠY CON KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở TUỔI LÊN 3

Chúng ta thường nghĩ rằng critical thinking, problem-solving, anger management là những kĩ năng của người lớn, khi chúng ta đã có đủ nhận thức và năng lực liên kết thông tin một cách logic. Nhưng qua quá trình dạy con, những kĩ năng trên con đều có thể học được từ ngay những năm tháng đầu đời. Cốt lõi là cha mẹ có đủ sự quan sát và kiên nhẫn để thực hiện cuộc hội thoại với con.

5 bước giải quyết vấn đề

Kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ thường xuất hiện khi con đối diện với cảm xúc năng lượng thấp (ghen tị, tức giận, lo lắng, hoặc tuyệt vọng). Khi con không biết làm gì khác, con sẽ dùng cách thức bản năng nhất – là khóc. Nhưng khi mẹ đưa cho con một công thức rõ ràng để giải quyết vấn đề, con sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng cố gắng của mình. Dưới đây là các bước để giải quyết vấn đề:

Bước 1: Xác định vấn đề.

Trong rất nhiều tình huống, cái chúng ta “fail” nhất là không chỉ rõ cho con vấn đề thực sự nằm ở đâu khiến con đôi khi thấy rằng: bản thân con luôn có vấn đề, và con phản kháng với điều đó. Nhưng cái khiến mẹ nhắc nhở chỉ đơn giản là hành động không phù hợp mà thôi.

Chẳng hạn như: Con chơi ném bóng trong nhà hàng. Vấn đề thực sự nằm ở việc “Chúng ta đang ở trong nhà hàng và con không thể chơi ném bóng ở đây.” Nhưng hành động ném bóng con vẫn có thể thực hiện được ở nơi khác (như ngoài sân chơi). Hành vi đó không có vấn đề, con cũng không có vấn đề. Vấn đề nằm ở việc chúng ta đang ở trong nhà hàng và nó không phù hợp với hành động. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn con dừng lại ngay lập tức, thường chúng ta sẽ phản ứng: “Con không được ném bóng như thế.” Con sẽ thấy cuộc chơi của mình bị gián đoạn ngay tức khắc.

Chỉ cần nêu rõ vấn đề có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với những đứa trẻ đang cảm thấy bế tắc. Giúp con trình bày vấn đề bằng cách nhắc lại những mong muốn/băn khoăn trọng tâm đó, chẳng hạn như “Con không có ai chơi cùng vào giờ ra chơi” hoặc “Con không chắc liệu mình có nên thi cuộc thi này hay không.”, hay đơn giản là “Con đang muốn chơi ném bóng.”

Bước 2: Phát triển ít nhất 3-5 giải pháp khả thi.

Bây giờ, mẹ sẽ cùng con nghĩ ra các giải pháp có khả năng. Nhấn mạnh rằng tất cả các giải pháp không nhất thiết phải là ý tưởng hay (ít nhất là không phải tại thời điểm này). Bố mẹ có thể giúp con phát triển các giải pháp nếu con đang gặp khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng. Ngay cả một câu trả lời ngớ ngẩn hoặc ý tưởng xa vời cũng là một giải pháp khả thi. Điều quan trọng là giúp con thấy rằng với một chút sáng tạo, con có thể tìm ra nhiều giải pháp tiềm năng khác nhau.

Chẳng hạn như: Con đang muốn chơi bóng, nhưng mình lại ở trong nhà hàng, vậy chúng ta có thể chơi cách nào khác nhỉ?

  1. Chúng ta có thể truyền bóng qua lại bằng tay mà không ném nó lên.
  2. Chúng ta có thể lăn bóng từ ghế xuống dưới túi xách.
  3. Chúng ta có thể vẽ lên bóng.
  4. Chúng ta có thể trang trí quả bóng với stickers.
  5. Chúng ta có thể chuyển bàn xuống góc cuối nhà hàng để con có thể lăn bóng dưới đất.

Bước 3: Xác định những ưu và nhược điểm của từng giải pháp.

Bố mẹ hãy cùng con thảo luận về tính khả thi của những giải pháp đã đề ra. Nếu con còn bé, hãy xác định những ưu và nhược điểm ngay khi đề xuất giải pháp.

Bước 4: Chọn một giải pháp.

Khi con đã đánh giá các kết quả tích cực và tiêu cực có thể xảy ra, hãy khuyến khích con chọn một giải pháp mà con muốn.

Bước 5: Kiểm tra giải pháp đó.

Bố mẹ hãy bảo con thử một giải pháp và xem điều gì sẽ xảy ra. Nếu không thành công, con luôn có thể thử một giải pháp khác từ danh sách mà 2 mẹ con đã phát triển ở bước 2.

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Khi có vấn đề phát sinh, đừng vội vàng giải quyết vấn đề của con ngay lập tức. Thay vào đó, hãy giúp con thực hiện các bước giải quyết vấn đề. Đưa ra hướng dẫn khi con cần hỗ trợ, nhưng khuyến khích con tự giải quyết vấn đề. Nếu con không thể đưa ra giải pháp, hãy can thiệp và giúp con nghĩ ra một số giải pháp. Nhưng đừng tự động bảo con phải làm gì.

Khi con đang gặp khó khăn với điều gì đó. Hãy ngồi xuống cùng nhau và nói: “Mẹ biết con đang gặp khó khăn trong việc…. Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này nhé.” Có thể đôi khi bố mẹ vẫn cần đưa ra hình phạt cho hành vi chưa phù hợp (nhưng không khuyến khích cách này), hãy nói rõ và nhấn mạnh rằng mẹ và con đang cố gắng tìm giải pháp để con có thể làm tốt hơn vào lần sau.

Sử dụng kĩ năng giải quyết vấn đề để giúp con bạn trở nên độc lập hơn.

Nếu con bày đồ chơi khắp nhà, thử hỏi con: “Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo điều này không xảy ra lần nữa?” Hãy để con cố gắng tự phát triển một số giải pháp.

Trẻ em thường phát triển các giải pháp rất sáng tạo. Vì vậy, con có thể nói, “Con sẽ bảo mẹ dọn cùng con” hoặc “Con sẽ bỏ hết vào thùng (nhưng thực tế là con cần để đúng vị trí trên tủ.” Tất cả các giải pháp đều không có vấn đề gì cả, miễn là con nghĩ ra được cách để giải quyết.

Đừng quên khen ngợi con khi con thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề.

“GHÉ THĂM” NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC ĐÂY

Khi con gặp một vấn đề mà con đã trải qua tương tự trước đó rồi, hãy gợi nhớ lại những lần con đã làm tốt để con có thể phát triển thêm các cách giải quyết vấn đề.

“Ô, mẹ nhớ hôm qua con cũng khóc, sau đó con đã hít thở 3 cái để bình ổn hơn, và con nói cho mẹ nghe mong muốn của con. Lần này con muốn thử lại không nhỉ?”

LIỆT KÊ NHỮNG GIẢI PHÁP “KHÔNG CÓ TÁC DỤNG”

Đôi khi việc tìm ra câu trả lời cho một vấn đề đòi hỏi quá trình loại bỏ các yếu tố không khả thi.

“Mẹ thấy con đang rất tức giận. Con nghĩ sao về việc sẽ hét vào chiếc gối?” – Ồ con không muốn à. Được rồi, mẹ chỉ muốn chắc chắn rằng con không muốn.

“Con có thể trò chuyện bây giờ được không?” – À con chưa sẵn sàng à. Được rồi, mẹ biết là con chưa sẵn sàng.

Hỏi những câu hỏi mở khơi gợi suy nghĩ trong con, để giúp con có thể chú ý đến những yếu tố khác xung quanh.


References:

  1. Becker-Weidman EG, Jacobs RH, Reinecke MA, Silva SG, March JS. Social problem-solving among adolescents treated for depressionBehav Res Ther. 2010;48(1):11-18. doi:10.1016/j.brat.2009.08.006
  2. Pakarinen E, Kiuru N, Lerkkanen M-K, Poikkeus A-M, Ahonen T, Nurmi J-E. Instructional support predicts childrens task avoidance in kindergartenEarly Child Res Q. 2011;26(3):376-386. doi:10.1016/j.ecresq.2010.11.003
  3. Schell A, Albers L, von Kries R, Hillenbrand C, Hennemann T. Preventing behavioral disorders via supporting social and emotional competence at preschool ageDtsch Arztebl Int. 2015;112(39):647–654. doi:10.3238/arztebl.2015.0647
  4. Cheng SC, She HC, Huang LY. The impact of problem-solving instruction on middle school students’ physical science learning: Interplays of knowledge, reasoning, and problem solvingEJMSTE. 2018;14(3):731-743.
  5. Vlachou A, Stavroussi P. Promoting social inclusion: A structured intervention for enhancing interpersonal problem‐solving skills in children with mild intellectual disabilitiesSupport Learn. 2016;31(1):27-45. doi:10.1111/1467-9604.12112
  6. Öğülmüş S, Kargı E. The interpersonal cognitive problem solving approach for preschoolersTurkish J Educ. 2015;4(17347):19-28. doi:10.19128/turje.181093
  7. American Academy of Pediatrics. What’s the best way to discipline my child?.

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512/)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Website: Mẹ và Sóc (https://mevasoc.com/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *