Th9 18, 2021

ĐẤT NẶN HOMEMADE

Đất nặn là một trong những món đồ chơi khá quen thuộc đối với trẻ nhỏ.Những bộ đồ chơi đất nặn tuy đơn giản nhưng là một công cụ hiệu quả để bé vừa chơi vừa học.Các mẹ có con nhỏ đều có thể biết đến đồ chơi đất nặn và vai trò của đất nặn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số ba mẹ lo lắng không cho con cái mình chơi đất nặn vì sợ đất nặng không đảm bảo chất lượng, hoặc bé có thể cho tay có dính đất nặn vào miệng. Những nỗi lo lắng đó, có thể làm các bé không có cơ hội tiếp cận đồ chơi độc đáo này. Để giải quyết được lo lắng này thì đất nặn Homemade là một hoạt động có thể giúp ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và cho bé thỏa thích sáng tạo với đất nặn.


Đất nặn hommade chính là hoạt động với đất nặn an toàn mà do chính ba mẹ và bé sẽ cùng nhau tạo ra.

Mục đích của trò chơi

  • Phát triển vận tinh cho trẻ.
  • Phát huy khả năng quan sát, tính sáng tạo của trẻ nhỏ.
  • Phát triển nhận thức, ngôn ngữ sớm cho trẻ.
  • Giúp bé hứng thú và kiên trì với hoạt động

Mục tiêu

  • Nhận thức: Bé nhận biết được các màu sắc, hình dạng.
  • Vận động tinh: Bé sử dụng đôi tay để nhào nặn đất.
  • Vận động thô: Bé giữ thăng bằng khi ngồi thực hiện hoạt động. Phát huy toàn bộ lực để ấn, nhào đất.
  • Ngôn ngữ:
    + Bé nghe hiểu và làm theo chỉ dẫn của mẹ.
    + Các từ vựng: màu sắc xanh, đỏ, tím vàng…, nhào, ấn…
  • Nội dung tích hợp: Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Khoảng từ 9 tháng tuổi trở lên.

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Khoảng 200gr bột mì, 10gr muối tinh, 350ml nước
  • Dầu ăn thực vật
  • Màu thực phẩm

Cách chơi

  • Cách làm đất nặn:
    + Trộn bột mì với muối tinh và đổ dần nước vào khuấy đều.
    + Đổ hỗn hợp vừa trộn vào nồi, khuấy đều nhỏ lửa đến khi hỗn hợp không dính đáy nồi là được.
    + Bỏ ra ngoài và nhào nặn cho đều bột.
    + Chia thành các miếng nhỏ, viên tròn, sau đó ấn dẹt.
    + Nhỏ màu thực phẩm vào viên bột nặn vừa xong và nhào cho đều màu.
    + Trong quá trình nhào bột, mình có dùng găng tay nhúng vào 1 chút dầu ăn và xoa đều để đỡ dính.
  • Cách chơi:

Trò chơi 1: Nặn hình

  • Độ tuổi: 9m+
  • Trong trò này, mẹ có thể cùng bé nặn các hình khác nhau hoặc mẹ nặn và cho bé đoán hình. Cùng nhau học màu sắc. Với bạn sâu của Sóc, Sóc sẽ cùng mẹ gọi tên các màu trên lưng bạn sâu.

Trò chơi 2: Footprint – Dấu chân

  • Độ tuổi 12m+
  • Trong trò này, mình tận dụng khuôn cơm bento và các con vật bằng nhựa của Sóc để làm hoạt động. Sóc sẽ in hình các con vật và khi gỡ ra sẽ thấy hình trên đất nặn.

Trò chơi 3: Quái vật đáng yêu

  • Độ tuổi: 18m+
  • Với trò này Sóc sẽ dùng những chiếc mắt, dây kẽm nhung, các ngôi sao và hạt trang trí để dính lên các khối đất nặn. Thông qua trò này, Sóc sẽ học được các vị trí trên khuôn mặt, đếm số lượng.

Trò chơi 4: Cắm que vào đất nặn, phân loại màu

  • Độ tuổi: 9m+
  • Trò này có thể chia làm 2 cấp độ cho các bé. Với những bé từ 9 tháng tuổi, mẹ chỉ cần dừng lại ở việc cho con cắm que kem gỗ vào đất nặn. Còn với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho con vừa cắm vừa phân loại màu sắc.

Trò chơi 5: Học chữ cái

  • Độ tuổi: 20m+
  • Mình mua bộ hạt chữ cái cho Sóc. Và Sóc sẽ sử dụng để phân loại vào đất nặn. Tuy nhiên, mẹ cần giám sát con thật kĩ để tránh con bỏ vào miệng.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Ba mẹ cần giám sát con thật kĩ để tránh con bỏ đất nặn và các đồ chơi nhỏ vào miệng.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Khi bé thành thạo hơn với các thao tác ba mẹ có thể cho bé tạo hình theo mẫu…

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *