Th9 20, 2021

CHƠI VỚI BỌT XÀ PHÒNG

Chơi với bọt xà phòng là hoạt động hướng tới mục tiêu chính: Phát triển giác quan. Ngay từ khi sinh ra, con đã bắt đầu phản ứng lại với những yếu tố kích thích giác quan từ môi trường xung quanh. Con di chuyển đầu theo hướng âm thanh, dõi theo vật bằng mắt và khám phá thế giới bằng đôi bàn tay. Sau đó, con mới phát triển vận động tinh, kĩ năng phối hợp tay và mắt, và các kĩ năng khác.


Năm giác quan cơ bản bao gồm: thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (chạm), thị giác (nhìn), vị giác (nếm). Ngoài ra, trong cơ thể của con tồn tại hai nhóm giác quan khác, đó là: cảm giác động học (Proprioception) là khả năng cơ thể cảm nhận được vị trí, chuyển động và hành động của cơ thể; và cảm giác tiền đình (Vestibular Sense) là khả năng cơ thể cung cấp cảm giác thăng bằng và chuyển động của đầu.


Chơi với bọt xà phòng hướng tới xúc giác (chạm). Thông qua xúc giác, chúng ta có thể: cảm nhận được cảm giác đau và dễ chịu, cảm nhận lực tác động mạnh hay nhẹ, cảm nhận về nhiệt độ, cảm nhận về bề mặt tiếp xúc của vật. Xúc giác là giác quan đầu tiên phát triển sau khi thụ thai. Thai nhi có khả năng phản ứng với các kích thích về nhiệt độ và cơn đau khi còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh ra, con cần nhận được sự âu yếm qua những cái “chạm” để phát triển và khỏe mạnh.


Trong quá trình tương tác, ngoài mục tiêu chính, chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu khác đi kèm như nhận thức, vận động thô, ngôn ngữ … đan xen trong hoạt động đó. Mục tiêu sẽ không phải cố định, mà bố mẹ sẽ thay đổi theo khả năng và nhận thức của con ở từng mốc tháng tuổi. Những mục tiêu và mốc tháng tuổi gợi ý trong này chỉ là tương đối.

Mục đích của trò chơi

  • Giới thiệu về cảm giác trong lòng bàn tay khi chạm vào bọt xà phòng.
  • Giới thiệu về trọng lượng của vật (nặng)
  • Thúc đẩy nhu cầu sử dụng và kiểm soát lực của đôi tay khi cầm các con vật và phủ bọt lên con vật.
  • Kích thích sự tò mò, hứng thú khi hoạt động;

Mục tiêu

  • Nhận thức:
    + Con có thể nhận biết được khái niệm bọt xà phòng
    + Con ghi nhớ và gọi tên được cảm giác khi chạm vào bọt xà phòng
    + Con khám phá được sự thay đổi khi vớt bọt xà phòng ra khỏi chậu
  • Vận động tinh: Con có thể phối hợp 2 tay và bôi phủ bọt xà phòng lên các con vật.
  • Vận động thô: Con có thể ngồi trong một khoảng thời gian và chuyển tư thế linh hoạt khi hoạt động.
  • Ngôn ngữ:
    + Con có thể làm theo chỉ dẫn đơn giản của ba mẹ
    + Con có thể gọi tên cảm giác khi chạm vào bọt xà phòng.
  • Nội dung tích hợp: màu, kích cỡ, bị phủ kín.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • 12 tháng tuổi trở lên. Khi con đã biết cầm nắm bằng tay linh hoạt

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Chậu hoặc khay chơi (Khay cần sâu)
  • Sửa tắm có bọt
  • Màu thực phẩm.

Cách chơi

Bước 1: Ba mẹ cho màu thực phẩm, nước và sữa tắm vào chậu sau đó dùng tay khuấy đều lên để tạo bọt.
Bước 2: Vớt hết bọt ra khay, chỉ bọt chứ khoogn có nước. Ba mẹ cho con tự do khám phá, sờ, xoa bọt và bôi bọt lên tay hoặc chân để bé cảm nhận cảm giác khi chạm vào bọt xà phòng.
Ba mẹ có thể cho bé thêm vài con vật đồ chơi và cho bé phù bọt lên sao cho lấp đầy con vật để nhận biết khái niệm phủ kín, biến mất.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Ba mẹ cần lưu ý để tránh bọt xà phòng dính lên mắt haojc bé đưa lên miệng.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Ngoài ra ba mẹ có thể cho bé chơi rửa đồ chơi bằng bọt xà phòng. Dạy bé biết thế nào là sạch bọt. Sạch bọt tức là khi không còn cảm giác trơn.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *