Trò chơi cảm nhận và tìm vật là hoạt động hướng đến các giác quan, cụ thể là xúc giác. Ngay sau khi ra đời xúc giác của trẻ đã phát triển ở một mức độ nhất định. Chính vì vậy, việc để da bé tiếp xúc với thế giới xung quanh bằng cách cho con sờ hoặc cầm nắm những vật dụng an toàn, mềm mại như mút, gấu bông, đồ chơi xốp, gạo, các loại hạt … Các trò chơi, hoạt động kích thích khả năng cầm, nắm hay hành động ôm ấp, vỗ về cũng giúp bé thích thú và phát triển xúc giác trở nên nhạy bén hơn. Phát triển giác quan cho trẻ nói chung là việc vô cùng cần thiết để giúp con phát triển toàn diện và có được những nhận thức, kỹ năng quan trọng trong quá trình trưởng thành.
Mục đích của trò chơi
- Giới thiệu cho bé về đôi bàn tay, chức năng của đôi bàn tay.
- Rèn luyện khả năng nhận biết không gian.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn.
Mục tiêu
- Nhận thức:
+ Giúp bé nhận biết được tay là một bộ phận cơ thể cũng vừa là một giác quan (xúc giác) giúp cảm nhận được đặc điểm của các đối tượng xung quanh.
+ Bé nhận biết được vai trò của bàn tay từ đó giáo dục bé biết yêu quý, giữ gìn và chăm sóc đôi bàn tay.
- Vận động tinh: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động các ngón tay và đốt ngón tay khi chơi
- Vận động thô: Trẻ có thể thay đổi các tư thế đứng, ngồi khi
- Ngôn ngữ: Kỹ năng diễn đạt mạch lạc khi miêu tả đặc điểm của các đối tượng đang tìm kiếm.
- Nội dung tích hợp: Ba mẹ có thể hướng dẫn bé cách vệ sinh đôi tay.
- Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
Độ tuổi chơi
- Từ 2 tuổi trở lên, khi bé đã có nhận biết về các đồ chơi trong hoạt động. Tuy nhiên mức tháng tuổi đưa ra ở đây chỉ để tham khảo, ba mẹ có thể linh động theo khả năng của bé.
Các vật dụng cần chuẩn bị
- Túi rỗng hoặc hộp giấy có đựng các hạt xốp, hạt gạo, hay các loạt hạt.
- Một số món đồ chơi của bé như: Xe ô tô, con vịt, xắc xô…
Cách chơi
Bước 1: Ba mẹ dùng túi để chừa phần miệng túi để đưa tay vào hoặc một chiếc hộp chứa đầy các loại hạt.
Bước 2: Ba mẹ bỏ những món đồ chơi vào túi hoặc hộp chứa các hoạt hạt ( Nhớ lấp lại các món đồ chơi để không bị lộ)
Bước 3: Ba mẹ hướng dẫn bé tìm đồ. Có thể làm tìm đồ theo yêu cầu hoặc tìm đồ ngẫu nhiên.Nếu là tìm đồ ngẫu nhiên ba mẹ hãy hỏi con các câu hỏi khi chơi, ví dụ: Con sờ thấy đồ vật thế nào? Con thử đoán xem đó là cái gì nhỉ?…
Một vài các lưu ý nhỏ
- Nếu ba mẹ lựa chọn các loại hạt để chơi thì ba mẹ cần phải chý ý an toàn cho bé vì chúng có thể gây nguy hiểm cho bé nếu rơi vào mắt, tai hay mũi.
- Để bé có thể miêu tả được đặc điểm của các đồ vật ba mẹ cần hình thành giúp bé các khái niệm: Mịn, sần sù, dài – ngắn, to – nhỏ; nặng – nhẹ, hình dạng.
Các hoạt động khác phát triển trò chơi
- Kết hợp với hoạt động Cảm nhận và tìm kiếm ba mẹ có thể cho con chơi thêm các trò chơi: Bịt mắt bắt dê, đây cũng là một trò chơi giúp về cảm nhận được về không gian và tìm kiếm đối tượng cùng chơi.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)