Th9 20, 2021

BÓNG LĂN BÓNG LĂN

Bóng lăn bóng lăn là hoạt động nằm trong nhóm phát triển Kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai đoạn sơ sinh. Vận động của trẻ được chia làm 2 loại là kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh. Các kỹ năng vận động này được xem như cột mốc đáng nhớ đánh dấu từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Kỹ năng vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân… Hãy cho trẻ vận động thật nhiều giúp bé phát triển thể lực, phát triển chiều cao, tăng oxi lên não, cân bằng phối hợp 2 bán cầu não và phát triển trí lực. Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.

Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) là khả năng điều khiển các cơ nhỏ như điều khiển ngón tay, bàn tay,… bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và lứa tuổi mầm non (từ 3 tháng đến sau 24 tháng tuổi).

Bóng lăn bóng lăn là hoạt động tập trung sử dụng bàn tay phối hợp với sự quan sát của mắt. “Bàn tay của con người, rất tinh tế và phức tạp, không chỉ khiến tinh thần tỏa ra ngoài mà còn cho phép toàn bộ con người tham gia vào các mối quan hệ đặc biệt với môi trường. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng con người chiếm giữ môi trường của mình bằng bàn tay”.

Mục đích của trò chơi

  • Phát triển phản xạ mắt và thần kinh vỏ não, tăng khả năng vận động
  • Tăng cường sự tập trung chú ý của trẻ.
  • Khơi gợi hứng thú của trẻ.

Mục tiêu

  • Nhận thức:
    + Bé quan sát sự chuyển động của bóng và bước đầu nhận biết được sự liên kết giữa các hành động.
    + Nhận thức não bộ: chuỗi hành động – kết quả (nếu mình thả bóng vào đây, thì bóng sẽ lăn; nếu bóng lăn – bóng sẽ rơi xuống rổ)
  • Vận động tinh:
    + Tăng cường sự phối hợp giữa tay và mắt.
    + Bé dùng tay cầm nắm bóng, cầm vật bằng 2 tay, 1 tay và dùng cả 2 tay một lúc, kĩ năng phối hợp song phương (truyền bóng từ tay nọ qua tay kia)
  • Vận động thô: Bé kết hợp vận động của tất cả các bộ phận cơ thể khi thực hiện hoạt động. Đứng lên – ngồi xuống và giữ thăng bằng khi đứng.
  • Ngôn ngữ: Bé gọi tên màu sắc của quả bóng, đếm số lượng bóng.
  • Nội dung tích hợp: Có thể kết hợp lượng cho bé.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Khi bé có thể giữ thăng bằng, đứng lên ngồi xuống mà không bị ngã.

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Bóng nhỏ màu sắc.
  • Rổ đựng bóng
  • Bìa cứng
  • Băng dính

Cách chơi

Bước 1: Ba mẹ gấp bìa cứng thành một cái máng và dùng băng dính cố định lên tường sao cho chiếc máng 1 đầu thấp 1 đầu cao để tạo độ dốc cho bóng lăn. Đặt một chiếc rổ để hứng bóng. Ba mẹ có thể làm 2 chiếc máng dán tạo thành hình zic zắc.
Bước 2: Ba mẹ cho bé thả bóng từ đầu cao để bóng lăn xuống. Khi chơi ba mẹ có thể cho bé lăn tự do hoặc lấy bóng theo màu sắc ba mẹ yêu cầu để lăn.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Tùy thuộc theo khả năng của bé ba mẹ có thể tăng giảm độ khó dễ sao cho phù hợp với con.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Ba mẹ có thể cho bé học thêm lượng từ bóng đã lăn. So sánh số lượng bóng.
  • Ba mẹ cũng có thế cho bé gắp bóng từ trong những chiếc ra.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *