Th6 22, 2023

Âm nhạc đôi tay và bộ gõ cơ thể

Bộ gõ cơ thể ( Body Percussion), một công cụ dạy học âm nhạc của phương pháp Orff – Schulwerk là nghệ thuật tạo nên các âm thanh bằng sự tương tác của các bộ phận cơ thể. Bộ gõ cơ thể theo phương pháp Orff-Schulwerk là một nhạc cụ không định âm, dùng cơ thể tạo ra âm sắc thông qua các động tác vận động từ cơ bản đến phức tạp. Các âm thanh được thay đổi liên tục theo một nhóm âm hình tiết tấu nào đó, bằng sự kết hợp các động tác, tạo thành một tác phẩm âm nhạc đầy màu sắc. Tùy vào lứa tuổi, quá trình luyện tập bộ môn bộ gõ cơ thể sẽ có những cấp độ khác nhau được phân chia theo trình độ, khả năng và độ khó.
Âm nhạc đôi tay và bộ gõ cơ thể là hoạt động ba mẹ sử dụng chính bàn tay của mình làm công cụ thực hiện hoạt động. Thông qua hoạt động sẽ kích thích được nhịp tự nhiên trong cơ thể của con và từ đó làm nền tảng cho con tiếp xúc với bộ gõ cơ thể.

1. Mục đích

– Kích thích và thu hút sự chú ý của bé.
– Khơi gợi sự hứng thú trong hoạt động cho bé
– Trẻ có kỹ năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể để tạo ra âm thanh theo nhạc và lời bài hát

2. Mục tiêu

– Nhận thức:
+ Giúp bé nhận biết được ộ gõ cơ thể là nghệ thuật tạo nên âm thanh bằng sự tương tác giữa các bộ phận trên cơ thể.
+ Bé nhận biết các động tác vận động bộ gõ cơ thể của một số bài hát.

– Vận động tinh: Bé sử dụng linh hoạt đôi bàn tay phối hợp các bộ phận cơ thể để gõ, vỗ … tạo ra nhịp điệu khác nhau.

3. Độ tuổi

  • Có thể áp dụng cho mọi độ tuổi từ 3 tháng tuổi – 6 tuổi.

4. Chuẩn bị

– Môi trường thực hiện hoạt động.

5. Cách chơi

Bộ gõ cơ thể dựa trên âm thanh được tạo ra từ 5 động tác cơ bản trên cơ thể theo thứ tự sau:
– Búng ngón tay (Snapping) (bao gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo ra âm thanh.
– Vỗ ngực (Slapping on the Chest), âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vào vùng ngực trái và phải, tạo ra âm thanh.
– Vỗ tay (Clapping), âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàn tay để tạo ra âm thanh.
– Vỗ đùi (Slapping on the Thigh) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đầu gối ở chân và tạo ra âm thanh.
– Dậm chân (Stamping) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch), tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau.
– Ngoài ra, còn có các động tác tạo ra âm thanh khác như: chà xát lòng bàn tay (horizontal hand rubbing), vỗ miệng (mouth clapping)…

6. Lưu ý

– Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà lựa chọn cách chơi phù hợp.
– Đối với các bé bắt đầu làm quen với âm nhạc, chưa nhận biết được nốt nhạc, chỉ có thể mô phỏng lại các động tác cơ bản sau khi ba mẹ làm mẫu, tiếp đó sẽ nhìn hình ảnh minh họa để thực hiện và phát triển những nhóm tiết tấu đơn giản.
– Khi bé đã làm quen với việc mô phỏng các động tác, ba mẹ sẽ hướng dẫn bé về hệ thống kí hiệu các động tác được viết trên khuông nhạc (tương tự như kí hiệu của trống jazz và các loại nhạc cụ không định âm khác).

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *