Núi lửa phun trào là hoạt động thuộc nhóm khám phá thí nghiệm. Khám phá thí nghiệm là hoạt động giúp trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng ở xung quanh. Thông qua các hoạt động thí nghiệm trẻ được mở rộng vốn tri thức, hình thành các năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá.
Thí nghiệm là phương pháp và biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động để tìm tòi kiến thức mới vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, vừa để củng cố tri thức, vừa tạo nên một hệ thống kỹ năng và kỹ xảo thực hành. Nguồn tri thức mang đến cho trẻ em là thông qua hoạt động thực tiễn bằng những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe được và cảm nhận.
Thông qua hoạt động quan sát và thao tác với thí nghiệm trẻ được rèn luyện quá trình tâm lý như: cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ; củng cố các kỹ năng nhận thức, quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận phát triển hứng thú nhận thức của trẻ, giúp cho hoạt động học tập của trẻ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và hấp dẫn hơn.
1. Mục đích
– Khơi gợi hứng thú, sự tò mò của trẻ với thế giới xung quanh.
– Rèn luyện kĩ năng quan sát, phán đoán, suy luận.
2. Mục tiêu
– Nhận thức:
+ Bé nhận biết được núi lửa và quá trình xảy ra núi lửa qua thí nghiệm núi lửa phun trào.
+ Nhận biết được màu thực phẩm khi nhỏ vào nước rửa bát sẽ bị hòa tan trong nước và làm cho nước đổi màu.
+ Nhận biết được khi cho dấm vào chai chứa packingsoda thì sẽ xủi bọt lên giống như núi lửa đang phun trào.
+ Ôn tập các màu sắc đã được giới thiệu trước đó.
– Vận động tinh: Khéo léo khi thực hiện các thao tác trong thí nghiệm.
– Vận động thô: Khi tham gia hoạt động bé có thể vận dụng linh hoạt các tư thế ngồi, đứng.
– Ngôn ngữ: Miêu tả hiện tượng thí nghiệm xảy ra. Bé có thể nghe hiểu các yêu cầu và chỉ dẫn của ba mẹ.
– Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
3. Độ tuổi
- Từ 3 tuổi
4. Chuẩn bị
– Lọ miệng rộng ( có thể sử dụng lọ làm sữa chua)
– Màu thực phẩm (càng nhiều màu thì càng đẹp mắt)
– Bột bakingsoda
– Dấm ăn
5. Cách chơi
– Đầu tiên ba mẹ cho bé xúc bakingsoda vào các lọ khác nhau.
– Tiếp đến ba mẹ cho bé đổ dấm ăn vào các lọ khác và nhỏ thêm màu thực phẩm vào để các lọ dấm màu.
– Cuối cùng ba mẹ cho bé đổ các lọ dấm màu vào các lọ bakingsoda và quan sát hiện tượng xảy ra.
6. Lưu ý
– Chú ý an toàn không để dây nước hay bột vào mắt miệng bé khi chơi.
7. Cách phát triển hoạt động
– Cũng từ bột bakingsoda và dấm ba mẹ có thể cho bé thực hiện hoạt động bơm bóng bay bằng sự phun trào này.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)