Vấn đề thật sự đang nằm ở đâu?
Trong mỗi một cuộc hội thoại, sẽ có 7 yếu tố chúng ta cần để tâm:
1. Presenting issue: Vấn đề hiện hữu là gì? Tất cả những gì chúng ta đang nói là về cái gì?
2. Problem: Vấn đề – Là những rào cản và chướng ngại vật trong tình huống đó.
3. Challenge: Thách thức gặp phải, và cơ hội để giải quyết những thách thức đó.
4. Pressing Concern: Mối quan tâm cấp bách: Những gì đang ghìm chúng ta xuống.
5. Real issue: Vấn đề thực sự – Những gì cần chúng ta chú ý đến?
6. Positive End Result: Kết quả lạc quan – sự hoàn thành mong muốn
7. Goal|Want or Need: Mục tiêu – Mong muốn hoặc nhu cầu
Những yếu tố này sẽ xuất hiện có thể đầy đủ hoặc không ở trong một cuộc hội thoại. Nghe thì có vẻ khá phức tạp và không nhớ hết được. Nhưng chung quy lại: Khi giao tiếp với con, chúng ta cần định rõ nhất 3 yếu tố để có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng: 1 là mong muốn/nhu cầu của con là gì, 2 là vấn đề thực sự đang nằm ở đâu, 3 là thách thức cho con là gì?
Tình huống 1: Sóc vừa tắm vừa chơi và đến thời gian dừng, con không chịu ra. Con liên tục bảo con muốn tắm nữa.
Tại thời điểm này, mẹ cần làm rõ với con về mong muốn: Chúng ta có 2 hoạt động tắm và chơi. Tắm có nghĩa là con làm sạch cơ thể và mẹ đã giúp con làm sạch cơ thể + gội đầu rồi. Và con có thể chơi với đồ chơi A. Con muốn tắm nữa hay con muốn chơi nữa? => Để rút ra được mong muốn thực sự của con là chơi với đồ chơi.
Vấn đề thực sự nằm ở đâu? Bây giờ vấn đề chú ý của con đang tập trung vào việc chơi đồ chơi. => Vậy thì chúng ta vẫn có thể dừng tắm, mang đồ chơi ra ngoài, lau khô và tiếp tục hoạt động chơi của con.
Khi con hiểu vấn đề thực sự không nằm ở việc con phải tắm trong nhà tắm mới chơi tiếp được, con sẽ hợp tác đi ra ngoài.
Tình huống 2: Con mè nheo đòi mua đồ chơi giống bạn
Vấn đề hiện hữu là con muốn mua đồ chơi mới. Nhưng thực sự, con đang mong muốn trải nghiệm/chơi món đồ chơi đó. Có thể mua về rồi, con cũng chưa chắc đã chơi ở nhà, nhưng sự thu hút ngay tại thời điểm đó là cái khiến con nằng nặc đòi mua đồ chơi.
Thách thức đặt ra tại lúc này là nếu muốn trải nghiệm thì con cần chủ động giao tiếp và hỏi ý kiến của bạn để chơi cùng. Nếu con vẫn ngại thì mẹ có thể giúp con. Điều này hoàn toàn có thể giải quyết được. Hãy nói với con rằng: “Mẹ biết là con muốn chơi đồ chơi đó. Để có thể chơi, thì có một thách thức cần làm đó là con sẽ chủ động ra nói với bạn. Điều này con sẽ làm được mà.” Như vậy, mẹ cũng dần giúp con hiểu về “thách thức” là những khó khăn đặt ra trước mắt nhưng con có thể giải quyết được. Chơi xong, mẹ cùng con nói về Kết quả lạc quan cuối cùng khi mong muốn thực sự được hoàn thành.
Sau khi chơi đồ chơi, mà con vẫn thực sự muốn sở hữu món đồ chơi đó, thì hãy thử đem đến cho con một thách thức mới: Làm thể nào để chọn lựa và thuyết phục mẹ.
Thách thức là một trong những trải nghiệm giúp con nâng cao điểm mạnh của bản thân, và nó có khả năng giải quyết cao hơn việc chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề. Tất cả mọi điểm yếu đều có thể trở thành điểm mạnh, miễn là con cố gắng và dám bước qua từng giới hạn một.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)