Mình đã từng bắt gặp một bức hình: For a fair selection, everybody has to take the same exam: Please climb that tree. (Để có sự chọn lựa công bằng, tất cả mọi người đều phải làm một bài kiểm tra, đó là: Hãy trèo lên cái cây đó). Bài kiểm tra này được đưa ra cho tất cả các loài động vật khác nhau như: Voi, khỉ, cá, hải cẩu, chó, chim. Và dĩ nhiên, nếu để làm bài kiểm tra này, chắc hẳn khỉ sẽ đứng đầu bảng. Và nếu chúng ta đánh giá một con cá qua kĩ năng trèo cây, con cá sẽ luôn nghĩ mình thật kém cỏi.
Đây là một điều mà mình luôn quan tâm trong quá trình dạy con: Đó là khai thác được tiềm năng của Sóc nhỏ. Đôi khi Sóc có xu hướng không ưa thích vận động và cũng khá loay hoay khi giải quyết những nhiệm vụ với vận động cơ thể, nhưng Sóc lại làm việc rất tốt khi tập trung suy nghĩ và ngồi một mình giải quyết vấn đề. Và mẹ sẽ là người đầu tiên thấy được những điểm đó của con.
Trong bài này, mình sẽ đề cập tới 7 loại hình trí thông minh khác nhau – học thuyết phát triển bởi nhà tâm lý học Howard Gardner trong suốt 15 năm. Bài viết được viết dựa trên quan điểm nhìn nhận của tác giả Thomas Armstrong.
Trí thông minh là khả năng ứng phó thành công với hoàn cảnh, điều kiện mới và năng lực học hỏi được từ kinh nghiệm đã trải qua của cá nhân khác. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhiệm vụ và những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta, chứ không phải căn cứ vào một chỉ số IQ, một tấm bằng đại học hay một chức danh uy tín. Mỗi người đều luôn luôn sở hữu tất cả 7 loại trí thông minh. Và bất kỳ người bình thường nào đều có thể phát triển các loại hình thông minh của tư duy đến một mức có thể sử dụng thành thạo.
LOẠI 1: TRÍ THÔNG MINH VỀ NGÔN NGỮ
Những người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh biện, thuyết phục, làm trò hay hướng dẫn có hiệu quả thông qua sử dụng lời nói. Họ có sự nhảy bến với âm thanh hoặc âm tiết của từ ngữ, thường vận dụng cách chơi chữ, sử dụng giai điệu, điệp âm cấu tạo từ tượng thanh và những âm thanh khác nhau để trêu đùa nghịch ngợm.
Cách để phát triển trí thông minh ngôn ngữ:
- Trò tic-tac-toe: Đây là một trò chơi như trò chơi cờ caro, nhưng thay vì dùng dấu O và X, người chơi cần tạo ra một từ chính xác bằng các chữ cái viết liền nhau theo đường thẳng hoặc đường chéo.
- Bậc thang ngôn từ: chọn hai từ có số lượng chữ bằng nhau, người chơi cố gắng tìm cách biến đổi từ thứ nhất sang từ thứ hai bằng cách thay đổi mỗi lần một chữ cái với số bước thực hiện ít nhất. Mỗi bước phải tạo ra được một từ có ý nghĩa.
- Trò chơi từ điển đánh lừa: mỗi người chơi chọn lấy một từ mới trong từ điển, đồng thời đưa ra hai lời định nghĩa (Một định nghĩa chính xác và một định nghĩa đánh lừa). Những người khác phải xem xét và quyết định xem định nghĩa nào đúng.
- Các trò chơi ngôn từ khác: như trò đảo ngữ, xếp chữ, hoặc trò chơi ô chữ.
- Tham gia các câu lạc bộ, hội nghị chuyên đề về sách và xây dựng thói quen đọc sách.
- Tự ghi âm lời nói của bạn và bật lại để nghe.
- Giữ một cuốn nhật ký bên mình và mỗi ngày viết khoảng 200 năm mươi từ về bất kỳ điều gì đó trong trí nhớ của bạn
- Mỗi ngày khuyến khích con sử dụng thêm một từ mới.
- Tự tạo ra các trò chơi về ô chữ câu đố cùng với mẹ.
- Mỗi tuần đọc một cuốn sách và kể chuyện lại theo trí nhớ của mình.
- Nghe băng ghi âm của những diễn giả nổi tiếng, các nhà thơ, và những người kể chuyện.
- Học thuộc thơ văn xuôi.
- Rèn luyện thói quen đánh dấu và khoanh tròn những từ ngữ mới bắt gặp trong quá trình đọc sách và sau đó tìm hiểu chúng.
- Mua từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa, từ điển gieo vần và sổ tay thực hành về văn phòng sau đó thường xuyên sử dụng chúng.
- Khuyến khích con chú ý đến những kiểu nói khác nhau của những người nó khác nhau mà con gặp hằng ngày.
- Dành thời gian nói chuyện với con.
- Ngôn ngữ là một đại diện cơ bản nhất cho một trong các dạng hành vi của trí thông minh con người. Ngôn ngữ tạo ra nhận thức cho con người.
LOẠI 2: TRÍ THÔNG MINH LOGIC TOÁN HỌC
Đây là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Người có khả năng về logic toán học có khả năng xác định nguyên nhân – kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên những khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung.
Howard Gardner Định nghĩa trí thông minh logic toán học là tính nhạy cảm và khả năng nhận thức được tính logic hoặc các mô hình số học và năng lực xử lý chuỗi các lập luận.
Tư duy logic bắt đầu phát triển từ những năm đầu của tuổi thiếu niên. Một đứa trẻ xây dựng các khối hình, đồ chơi điều khiển bằng tay, điểm các hình vuông trên vỉa hè, và bằng rất nhiều cách khác nhau để khám phá ra nguyên nhân và kết quả, các con số và các nguyên tắc logic toán học khác. Đến tuổi thanh niên, tư duy logic phát triển thành cái mà Jean Piaget gọi là các hoạt động tư duy giả thuyết – suy diễn.
Một công trình đã tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực rộng lớn này, đó là phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách định giá. Người đóng góp chính trong lĩnh vực này là nhà toán học George Polya, tác giả của cuốn “How to solve it” (giải quyết vấn đề như thế nào), Trong đó ông miêu tả một vài nguyên tắc có thể sử dụng ở các giai đoạn khác nhau trong việc giải quyết một vấn đề. Ví dụ:
- Tìm ra sự giống nhau.
- Tách rời các phần khác nhau của vấn đề.
- Đưa ra một giải pháp khả thi và sau đó giải quyết từng phần một.
- Mô tả các đặc điểm mà một phương pháp nên có.
- Tìm một vấn đề có liên quan đến vấn đề của bạn và giải quyết nó.
- Chấp nhận sự đối lập của vấn đề mà bạn đang cố gắng chứng minh.
- Khái quát hóa vấn đề.
- Chuyên môn hóa vấn đề.
Cách phát triển trí thông minh logic toán học:
- Chơi các trò chơi logic toán học Như Domino.
- Học cách sử dụng bàn tỉnh.
- Giải các câu đố logic và các vấn đề về trí não.
- Tiến hành một vài thí nghiệm khoa học.
- Thực hành tính toán đơn giản bằng cách tính nhẩm.
- Tham quan các bảo tàng khoa học.
- Nhận biết và xác định các nguyên lý khoa học đang diễn ra xung quanh cuộc sống mỗi ngày.
- Sử dụng kính hiển vi để khám phá những thứ xung quanh.
LOẠI 3: TRÍ THÔNG MINH VỀ KHÔNG GIAN
Đây là loại trí thông minh liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, hình thường và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Điểm cốt lõi của loại trí thông minh này là khả năng lĩnh hội chính xác thế giới không gian thị giác và khả năng chuyển đổi sự cảm thụ ban đầu về không gian của một người.
Khi đi tham quan những triển lãm nghệ thuật, mẹ cùng con hãy thử để Ý xem mắt mình đang tập trung vào đâu và tại sao nó lại lôi cuốn từ chi tiết này đến chi tiết khác. Không cụ phân tích ngay tức khắc những gì mà mình thấy, mà hãy quan sát những điểm nào gây ra cảm giác khó chịu hoặc dễ chịu.
Cách để phát triển trí thông minh về không gian:
- Vẽ hình lộn ngược: Lấy một bức hình lên chẳng bất kỳ rồi lật ngược bức tranh xuống, sau đó hãy chọn một điểm bất kỳ trên bức phê làm điểm bắt đầu và vẽ lại bức tranh theo từng đường thẳng góc cạnh, hình dạng, các điểm nối và các tiếp điểm khác. Mẹ có thể cùng con rèn luyện hoạt động này với các điểm xuất phát khác nhau.
- Sử dụng từ điển bằng hình ảnh, chơi trò tic-tac-toe trong không gian ba chiều hoặc những trò chơi khác có sử dụng tư duy về ngành không gian.
- Chơi trò chơi xếp hình, Rubic, mê cung.
- Tập vẽ và sáng tạo hình ảnh trên máy tính.
- Học chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
- Ghi hình và sáng tạo những bộ phim về các hoạt động diễn ra hằng ngày.
- Trang trí lại bên trong hoặc làm đẹp phong cảnh bên ngoài ngôi nhà của mình.
- Tạo ra một thư viện cá nhân để lưu lại những hình ảnh yêu thích khi xem báo và tạp chí.
- Tham gia các lớp học vẽ, điều khác, học tô màu, chụp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa hoặc một vài lớp học nghệ thuật về hình họa khác.
- Học cách sử dụng và diễn đạt bằng hệ thống các biểu đồ, cấu trúc hình cây, sơ đồ tư duy.
- Thử khám phá khoảng không xung quanh bằng cách bịt mắt lại và để một người khác hướng dẫn bạn đi quanh ngôi nhà hoặc khoảng sân của nhà mình.
- Tập phát triển kỹ năng sử dụng hình ảnh và biểu tượng để ghi chú, như sử dụng các mũi tên, vòng tròn, các hình sao, mã màu và các kiểu tượng hình khác.
- Tham gia các hoạt động nghệ thuật cùng với gia đình và bạn bè.
- Xây dựng các cấu trúc hình khối khác nhau bằng cách lắp bộ đồ chơi xếp hình, đất nặn, hoặc các vật khác có thể lắp ráp trong không gian.
- Nghiên cứu về các hiện tượng gây ảo giác quang học.
LOẠI 4: TRÍ THÔNG MINH VỀ ÂM NHẠC
Đây là nhóm có khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu. Trí thông minh này tồn tại trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có khả năng hát theo giai điệu và biết dành thời gian cho âm nhạc.
Vai trò của âm nhạc trong việc kích thích tìm thức sáng tạo đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh. Trong một thí nghiệm, những người được đặt vào một không gian của âm nhạc có thể giành được điểm cao hơn khi làm bài kiểm tra, khả năng sáng tạo hình ảnh. Điều này chỉ ra rằng âm nhạc Sở hữu một thuộc tính rất độc đáo Đó là giúp mở ra những tư duy mới và giải tỏa sự ức chế.
Tuy nhiên, một người không bắt buộc phải học những bài học Âm nhạc tiêu chuẩn để phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của bản thân. Rất nhiều người bộc lộ khả năng âm nhạc của mình một cách đơn giản thông qua việc biết thưởng thức một đĩa nhạc hoặc một chương trình âm nhạc trực tiếp, hay chỉ là việc lắng nghe những giai điệu tự nhiên xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhà soạn nhạc người Mỹ Aron Copland Đưa ra ý kiến về ba mức độ trong việc ngay và cảm thụ âm nhạc:
- Một, mức độ cảm thụ âm nhạc bằng giác quan: lắng nghe những âm thanh phát ra một cách thích thú.
- Hai, mức độ có thể biểu đạt được âm nhạc: chú trọng tới giai điệu và ý nghĩa của từng đoạn nhạc hay bản nhạc. Ví dụ như khả năng phân biệt được một tác phẩm âm nhạc có giai Điệu em đềm, thanh thản với một tác phẩm nhạc sôi nổi rộn rã. Hoặc người nghe phải hiểu được những lời nhắn nhủ nằm sâu trong bản nhạc mà nhà soạn nhạc gửi gắm vào đó.
- Ba, mức độ cảm nhận âm nhạc thực thụ: tập trung chú ý vào các thành phần khác nhau trong cấu trúc của bản nhạc như giai điệu, cách hòa âm phối khí, nhịp điệu, âm sắc, cách sắp xếp trong bản nhạc và các thể loại âm nhạc.
Cách phát triển trí thông minh âm nhạc:
- Hát khi đang tắm hoặc đang đi lại.
- Chơi trò gọi tên giai điệu với mọi người.
- Tham dự những buổi hòa nhạc hoặc một buổi diễn ca nhạc.
- Sưu tầm những bản nhạc yêu thích và nghe chúng hằng ngày.
- Học một nhạc cụ nào đó.
- Khuyến khích con chơi những nhạc cụ gõ nhịp.
- Khám phá các thể loại âm nhạc yêu thích.
- Lập danh sách tất cả các bản nhạc nghe được trong thời gian một ngày.
- Ngồi trong một Không gian yên tĩnh và lắng nghe những âm thanh xung quanh.
LOẠI 5: KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THÂN THỂ
Đây là loại hình thông minh của chính bản thân cơ thể. Nó bao gồm khả năng điều khiển các hoạt động thân thể của con người và cả trong thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo. Cốt lõi của trí thông minh vận động cơ thể là khả năng điều khiển một cách thuần thục các chuyển động cơ thể của con người và năng lực sử dụng đôi tay Để điều khiển các vật một cách khéo léo.
Sự tư duy trong khi chuyển động
Những cử động cơ thể cũng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện quá trình nhận thức. Quan điểm này nhấn mạnh về tầm quan trọng của các môn đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ và các hoạt động thể chất ngoài trời khác, có tác dụng rất lớn trong việc phát triển và mở rộng chức năng nhận thức. Tchaikovsky Cũng đã thường mang theo bút chì và giấy viết nhạc trong các cuộc dạo bộ hằng ngày và đã sáng tác được rất nhiều nhạc phẩm.
Các cơ bắp của trí tuệ
Theo Jean Piaget, Một nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ về trẻ em, trong hai năm đầu đời của một đứa trẻ, tất cả các suy nghĩ diễn ra trên toàn bộ cơ thể của chúng. Piaget coi khoảng thời gian này là một giai đoạn vận động cảm giác trong sự phát triển khả năng nhận biết của trẻ. Trẻ cầm, nắm, trườn, bò, chạy nhảy, lăn lê và dần dần tạo dựng được một hình ảnh về thế giới. Khi đứa trẻ lớn lên và kiểm soát tốt hơn các hoạt động cơ thể, các hoạt động thể chất trở nên hướng nội. Trẻ có thể tưởng tượng được các hoạt động mà không cần thực hiện trong thực tế, ví dụ như tưởng tượng việc ăn bánh, chơi đùa với mèo. Hoạt động thể chất diễn ra thầm lặng hơn và Phát triển mạnh mẽ như những thành phần sống động bên trong tư duy của chúng ở mức độ trừu tượng.
Cách phát triển trí thông minh vận động cơ thể:
- Tham gia các hoạt động thể thao như ném bóng, bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao đồng đội khác. Học những môn võ đối kháng như karate, Judo hoặc Aikido.
- Học yoga hay một môn thể thao giúp thư giãn cơ thể và tăng cường nhận thức.
- Chơi các trò chơi điện tử đòi hỏi phải có phản ứng nhanh.
- Làm các công việc thủ công theo sở thích của bạn.
- Học ngôn ngữ dấu hiệu hoặc chữ nổi.
- Bịt mắt và để một người dẫn dắt bạn khám phá thế giới xung quanh bằng tay.
- Đi trên các cơ hoặc bờ viền mép Đường để cải thiện khả năng giữ thăng bằng của bạn.
- Chơi trò đố chữ bạn bè người thân.
- Tập trung quan tâm đến những hoạt động nhận thức cảm giác.
- Học cách mát xa cho người khác hoặc tự mát xa cho mình.
- Phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt bằng cách chơi bowling, ném bóng chày hoặc tung hứng.
LOẠI 6: NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC
Đây là năng lực hiểu và làm việc được với người khác. Điểm cốt lõi ở đây là khả năng phân biệt chính xác ý định, động cơ, tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Theo Howard Gardner, trong một xã hội mà mọi thứ luôn biến đổi, ngay cả những điều tưởng như rõ ràng, hiển nhiên nhất thì một nhà lãnh đạo trước hết cần phải là người biết suy xét cẩn trọng, biết cân nhắc trong hành động, nắm bắt được suy nghĩ của người khác, biết suy tính cả lợi ích và thiệt hại. Chỉ những người có khả năng tương tác cá nhân tuyệt vời mới trở thành nhà lãnh đạo như vậy.
Cách để phát triển trí thông minh tương tác cá nhân:
- Mua một quyển sổ nhỏ, điền vào đó tên các mối giao tiếp trong công việc bạn bè người quen họ hàng và giữ liên lạc với họ.
- Mỗi ngày hoặc mỗi tuần gặp một người bạn mới.
- Tóm gọn lại nội dung của một cuốn truyện hoặc một đoạn phim yêu thích.
- Trao đổi thư từ với bạn bè và người thân.
- Tham gia những trò chơi hoạt động ngoài trời cùng với gia đình và bạn bè.
- Tham gia hoạt động giảng dạy lại một phần kiến thức mà mình mới được học với người thân trong gia đình.
- Dành mười lăm phút mỗi ngày trong một hoặc hai tuần Quan sát xem mọi người tương tác với nhau như thế nào.
- Tích cực tăng cường mối quan hệ với những người xung quanh.
LOẠI 7: NĂNG LỰC TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN HAY TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM
Là nhóm người thích được trầm tư suy nghĩ, có khả năng tiếp cận và dễ dàng nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra hướng đi cho cuộc đời.
Cái tôi cá nhân:
William James đã viết rằng: “ tôi luôn nghĩ rằng cách tốt nhất để xác định tính cách của một người là tìm ra quan điểm tinh thần và đạo đức đặc trưng của anh ta, trong đó, khi nó trỗi dậy trong anh ta, anh ta thấy mình mạnh mẽ và linh hoạt một cách sâu sắc và mãnh liệt nhất. Vào những giây phút như vậy, luôn có một giọng nói vang lên: đây thật sự mới chính là tôi.” Theo nhà tâm lý James Masteron, tác giả của cuốn “The Search for The Real Self” (Đi tìm cái tôi đích thực), cái tôi được cấu thành bởi những yếu tố sau:
- Khả năng chiêm nghiệm mọi cảm giác thật sâu sắc cùng với niềm hứng khởi, phấn khích và tự phát;
- Năng lực quyết đoán;
- Khả năng tự tôn;
- Khả năng xoa dịu cảm giác đau đớn trong bản thân;
- Khả năng đưa ra và coi trọng những cam kết trong công việc cũng như các mối quan hệ;
- Khả năng sáng tạo và giao thiệp sâu rộng;
- Khả năng chịu đựng sự cô đơn.
Masteron chỉ ra rằng cái tôi thực vẫn sống bền bỉ qua cả thời gian và không gian. Cho dù cuộc sống thân hay trầm, tâm trạng vui hay buồn, chịu thất bại hay đạt được thành công, cái tôi đích thực vẫn luôn tồn tại sâu bên trong mỗi người ngay cả khi người đó đã lớn và trưởng thành.
Tuổi ấu thơ là một thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển cái tôi. Một đứa trẻ luôn nhận được đầy đủ tình yêu thương, sự động viên, mô hình vai trò bền vững và tấm gương thích hợp (sự rạng rỡ trong mắt của người mẹ khi nói: con là điều kỳ diệu), Sẽ phát triển khái niệm cái tôi theo hướng tích cực và luôn khẳng định được cái tôi đích thực của đứa trẻ ấy. Ngược lại đứa trẻ lớn lên trong một gia đình chỉ toàn những nỗi sợ hãi, chán nản, cam kết hoặc hờ hững sẽ tiến tới hình ảnh cái tôi tiêu cực và điều này sẽ theo nó tới tuổi trưởng thành cùng với những hậu quả đáng buồn. Đó là cái tôi sai lệch: một mặt nạ khách khe và cầu toàn mà người ta dùng để ngăn cách mình với thế giới, Hoặc để bảo vệ chính mình khỏi cảm giác vô dụng và thiếu thốn.
Có rất nhiều người luôn không chắc chắn về điều mà họ thật sự muốn làm trong cuộc đời. Những cá nhân này có thể cần tập trung vào một yếu tố quan trọng trong quá trình hiểu biết bản thân: năng lực nhận thức nội tâm. Howard Gardner nhận định khả năng này như là thành phần cốt lõi của sự hiểu biết bản thân. Theo ông, một người với khả năng nhận biết nội tâm sâu sắc có thể phân biệt các dạng cảm xúc và phân loại, biểu tượng hóa chúng, dùng chúng như một phương thức để hiểu và chỉ dẫn hành vi con người.
Nhà tâm lý học Ira Progoff thuộc đại học New York đưa ra một giải pháp để rèn luyện khả năng nhận biết bản thân bằng cách viết nhật ký. Những nét đặc trưng nhất của việc viết nhật ký sẽ được chia ra thành nhiều mục, tương ứng với những khía cạnh khác nhau trong sự chiêm nghiệm của mỗi người. Đó là:
- Giấc mơ
- Hình ảnh tưởng tượng
- Tiểu sử về bản thân
- Đối thoại nội tâm với những người đặc biệt
- Độc thoại nội tâm về bản thân và công việc
- Ghi chép hằng ngày
Với những người không muốn bị bó buộc vào chữ viết thì thiền định cũng là một phương pháp tốt và thích hợp để nhận biết nội tâm. Chuyên gia về tâm thần học Lawrence Leshan tác giả của cuốn How to Meditate (phương pháp thiền định) Đã chỉ ra rằng: chúng ta thiền định để tìm, để lấy, để nhớ lại một điều gì đó trong chính bản thân mà chúng ta đã từng lờ mờ cũng như vô tình nhận thức và đánh mất nó mà không biết rằng nó là gì, ở đâu hoặc thời điểm nào chúng ta mất nó”.
Phân tích giấc mơ: Sigmund Freud gọi những giấc mơ là con đường dễ dàng nhất để đi tới tiềm thức. Để nhớ những giấc mơ của mình, bạn hãy đặt một máy ghi âm hoặc nhật ký ở cạnh giường và ghi chúng lại ngay khi tỉnh dậy lúc buổi đêm hoặc vào buổi sáng hôm sau. Johnson đã đưa ra một kế hoạch bao gồm bốn bước để làm sáng tỏ giấc mơ:
- Tự do liên tưởng: với mỗi hình ảnh trong giấc mơ, hãy viết ra tất cả những liên tưởng mà bạn có thể nghĩ đến. Ví dụ như một khoảng đất trống có thể là sự trống rỗng, một tìm năng, tài năng bẩm sinh, một mảnh đất mà bạn đã từng chơi khi còn bé.
- Kết hợp hình ảnh giấc mơ với nội lực tinh thần: gắn liền hình ảnh giấc mơ với những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn.
- Giải thích: Kết hợp những liên tưởng của bạn và sự liên hệ cá nhân trong hai bước đầu tiên để rút ra ý nghĩa của những giấc mơ. Ví dụ như: giấc mơ này nói với tôi rằng có một phần trong tôi chưa được khám phá.
- Trình tự thực hiện: là một điều gì đó để biến thế giới tưởng tượng trong giấc mơ thành hiện thực. Ví dụ như: hãy tới mảnh đất trống gần đó và đi bộ vòng quanh để nghĩ về tìm năng của nó mà bạn cần phát triển.
Cách để phát triển trí thông minh nội tâm:
- Học cách thiền định.
- Đọc sách và nghe đài liên quan đến nội dung này.
- Viết tự truyện.
- Tạo cho mình khoảng thời gian để hồi tưởng cá nhân.
- Tự học một số điều mới như kỹ năng, ngoại ngữ hoặc kiến thức trong lĩnh vực bạn quan tâm.
- Phát triển mối quan tâm một sở thích khác với những người xung quanh.
- Đặt ra những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân và theo đuổi chúng.
- Là một bài trắc nghiệm để xác định những điểm yếu và điểm mạnh đặc biệt của bản thân trên mọi lĩnh vực.
- Viết nhật ký ghi lại những ý nghĩ cảm xúc mục tiêu và khí chất của bạn.
- Hằng ngày thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao tính Tự tôn, ví dụ như tự tích cực khích khích lệ bản thân, khẳng định sự thành công của chính mình.
- Làm điều bạn thích gì nhất một lần một ngày.
- Dành thời gian nói chuyện với những người có Ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh.
- Mỗi tối dành ra 10 phút để xem xét những ý nghĩ và cảm xúc tinh thần khác nhau mà bạn trải qua trong ngày.
- Hãy giữ một chương cầm tay để nhìn vào đó khi bạn ở trong những tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần khác nhau
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)