Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là 1 nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút thường gặp. Nó gây phù nề và tăng tiết dịch trong các đường thở nhỏ (tiểu phế quản). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi VTPQ.
Nguyên nhân thường gặp nhất của VTPQ là RSV (vi rút hợp bào hô hấp), và ở phòng khám của chúng tôi gần đây đã ghi nhận 1 đợt bùng phát của RSV ở trong cộng đồng của chúng ta. Những vi rút khác như HMPV, Adeno virus, Influenza và Para Influenza virus cũng có thể gây VTPQ. Đối với hấu hết trẻ em và người trưởng thành vi rút này sẽ gây nên các triệu chứng giống cúm, nhưng đối với các trẻ nhỏ nó có thể gây khó thở hay suy hô hấp.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
VTPQ khởi đầu như 1 cảm lạnh thông thường. Trẻ có thể có chảy mũi nước và đôi khi sốt kèm ho. Sau một vài ngày, trẻ có thể ho nặng hơn, và thở có thể nhanh hơn, cũng như thở “ồn ào” hay khò khè và trẻ có thể khó thở hay ăn uống kém. Đôi khi, ở những trẻ nhũ nhi VTPQ có thể gây những cơn nhưng thở ngắn.
VTPQ thường kéo dài dăm bảy ngày (5-7 ngày) và sau đó thoái lui dần trong 7-10 ngày tiếp theo. Ho có thể kéo dài lên dến 4 tuần sau khi hồi phục.
ĐIỀU TRỊ
Hầu hết các loại thuốc ho là KHÔNG HIỆU QUẢ với VTPQ và một vài loại (thuốc ức chế ho và các loại kháng histamine như Chlopheniramine hay Benadryl) có thể làm nặng hơn tình trạng của trẻ
Ambroxol đã được chứng minh cải thiện triệu chứng và hô hấp ở những trẻ mắc VTPQ. Liều cao thường cần thiết trong trường hợp này.
Rửa mũi: nhẹ nhàng rửa mũi trẻ với nước muối hay saline dạng xịt, đặc biệt trước ăn.
Một số trẻ (đặc biệt những trẻ có tiền sử khò khè hay VTPQ, viêm da dị ứng hay tiền sử gia đình dị ứng) có thể đáp ứng với Ventoline hít và steroid (Dexamethasone) liệu pháp.
Kháng sinh KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH vì VTPQ gây ra bởi vi rút. Kháng sinh không có bất kỳ tác dụng nào trên vi rút.
Cho ăn: nếu trẻ ăn uống kém cha mẹ cần chia nhỏ bữa ăn, cho nhiều bữa hơn bình thường (sữa mẹ hay sữa công thức)
Tránh thuốc lá – khói thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng trẻ.
Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
BIẾN CHỨNG
VTPQ có thể gây nên khó thở đáng kể cho trẻ, đôi khi đòi hỏi phải nhập viện và hỗ trợ hô hấp. Trẻ có thể ăn uống kém và bị mất nước.
Khi nào cần đưa trẻ đến phòng khám hay bệnh viện:
Nếu trẻ ho nặng hơn hay trẻ khó thở (thở nhanh hay thở không đều)
Nếu trẻ không thể ăn uống bình thường do ho hay khò khè và ăn/uống ít hơn 1/2 bình thường
Nếu trẻ tiểu ít hơn bình thường
Nếu bạn thấy trẻ tím hay xanh tái bất thường
Nếu trẻ có vẻ rất mệt hay ngủ nhiều hơn bình thường
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bất an.
Nguồn: BS Jonathan
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)