Th9 23, 2021

GUIDELINE: CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO CON

🌱 Chọn trường là một trong những quyết định quan trọng nhất của mình trong vai trò là một người mẹ của Sóc nhỏ.
Mình không hi vọng Sóc đến trường mẫu giáo và học gì đó cao siêu; mà ở những năm đầu đời, mình chỉ hi vọng Sóc có thể có được những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và phát triển kỹ năng mềm.
🌱 Ban đầu, mình cũng ậm ừ là trường nào cũng được, vì mình cũng dạy được con như các cô dạy. Nhưng sau đó thì mình tự hỏi rằng: Nếu con cứ ngồi trong phòng cả ngày, học với giáo viên; có thể giáo viên cũng chưa hẳn đi làm vì có tâm với nghề, mà vì bắt buộc không thể làm gì khác và đi học mầm non; vậy có thể người ta cũng không kiên nhẫn đến mức nhẹ nhàng với mấy chục đứa trẻ. Nếu như thế thì con có vui vẻ đến trường và khám phá những điều mới được không? Mình cũng không trách các cô, vì mình hiểu các cô rất áp lực, và mình đôi khi cũng không nhẹ nhàng với một đứa con do chính mình sinh ra.
🌱 Có thể là mình hơi khó tính trong việc nuôi dạy con, nhưng mình thật sự không muốn chứng kiến con không hợp trường này lại chuyển đi trường khác, chưa kể đến việc tiến trình phát triển kỹ năng của con bị gián đoạn, con lại thay đổi môi trường liên tục và tập thích nghi lại từ đầu.
🌱 Vì vậy, mình có tìm hiểu và tổng hợp lại cho các mẹ về những gì cần làm khi chọn trường cho con.
🌼🌼🌼 BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC TRƯỜNG
📌 1. Đề ra những tiêu chí của riêng gia đình:

  • Vị trí gần hay xa
  • Mức học phí có thể chi trả
  • Định hướng học tập của gia đình (Bố mẹ mong muốn hoạt động trải nghiệm nhiều/ trường song ngữ/ GVNN đứng lớp nhiều/ Montessori chuẩn hay không/ phương pháp Reggio Emilia/ phương pháp Steiner..)
    📌 2. Tìm hiểu thông tin sơ qua về trường:
  • Website của trường
    o Giá trị cốt lõi của trường (thúc đẩy kĩ năng mềm, văn hóa truyền thống, khám phá khoa học…)
    o Điểm mạnh của trường (Học sinh có khả năng tiếng Anh tốt, …)
    o Triết lý giáo dục (phương pháp dạy? định hướng phát triển cho các con?)
    o Địa điểm và phương tiện đi lại (Nếu ở xa thì có xe đưa đón hay không)
    o Cơ sở vật chất (phòng học, phòng kĩ năng, sân chơi, vườn, ….)
    o Học phí
  • Mạng xã hội
    o Đánh giá/ review
    o Bài đăng (xu hướng các bài đăng tập trung vào hoạt động nào – rất có thể đây sẽ là thế mạnh của trường)
    o Ảnh (Đồng phục, hoạt động trên lớp, ngoài trời, cách sắp xếp tổ chức lớp học, cách hướng dẫn học sinh ăn/ngủ trưa…)
    o Bình luận
    o Tờ quảng cáo về trường
    🌼🌼🌼 BƯỚC 2: THAM QUAN TRƯỜNG HỌC
    Các khía cạnh cần cân nhắc khi tham quan trường:
    📌 1. Về tâm lý của trẻ
  • Tuần trải nghiệm của trẻ: 1 tuần đến lớp cùng con, đón sớm sau 1-2h
  • Mô hình người chăm sóc chính: 1 cô – bn trẻ (chuyên cho ăn ngủ/ follow từ đầu đến cuối)
  • Quan sát tâm trạng, hành vi của trẻ trong lớp học
    📌 2. Về chăm sóc:
  • Thực đơn và đầu bếp ở trường
  • Quan điểm của trường có cho bé ngủ chơi theo nhu cầu không
  • Có mấy cô trong lớp (chính – phụ), các cô có bằng cấp ra sao
    📌 3. Về dạy dỗ
  • Vận động ngoài trời được đưa vào hoạt động hàng ngày không
  • Mục tiêu thể chất
  • Lớp học bé có khu vận động thô không
  • Hoạt động giáo cụ trên giá
  • Hoạt động phát triển ngôn ngữ: có góc tự khám phá theo nhu cầu không? Bắt buộc tham gia hoạt động chung?
  • Môn học nào bắt buộc và tự chọn?
  • Giáo viên hỗ trợ cá nhân bé ăn – ngủ – vệ sinh – vui chơi theo nhu cầu: cá nhân hóa (1 cô phụ trách 1 nhóm trẻ để theo bé tất cả các nhu cầu trên), nói chuyện với con ở tầm ngang mắt, hướng dẫn con từng bước nhỏ trong việc ăn – ngủ – vệ sinh…?
  • Các cô có thay đổi thái độ hay luống cuống khi có phụ huynh đến tham quan lớp không?
    📌 4. Về thiết kế môi trường:
  • Lớp học có khu vận động thô, khu đọc sách, khu vực ăn;
  • Vệ sinh: cho các con đi bô; có chỗ thay bỉm tã.
  • Giáo cụ: Có 1 vài giá để sách và giáo cụ đồ chơi cho trẻ sử dụng khi bé có thời gian, trên giá sẽ thường có các hoạt động khám phá giác quan (củ quả thật, đồ chơi ghép cặp – phân loại – phân nhóm…)
  • Tính trình tự và lặp lại của hoạt động
  • Tình trạng của cơ sở vật chất (cũ, mới, chắc chắn, bố trí…)
    📌 5. Liên lạc giữa gia đình và nhà trường
  • có ban phụ huynh không?
  • Update thông tin của con qua các kênh nào?
  • Liên lạc qua email về các dịp tổ chức k?
  • Có nhóm zalo không?
  • Lấy ý kiến của PH thế nào/ hàng tháng/tuần?
  • Có các dịp cho PH trải nghiệm cùng các con không?
  • Parent education events? (hội nghị cha mẹ học sinh)
    📌 6. Đăng ký học
  • Có tiêu chí cụ thể gì không? (Đúng tuyến/ trái tuyến) (Chắc mầm non tư thì không có tiêu chí gì)
  • Quy trình đăng ký học là gì
  • Trường có danh sách chờ ưu tiên không? (Có 1 vài trường chỉ nhận thêm 1 bé trong 1 tuần đối với 1 lớp để đảm bảo sự quan tâm của các cô và làm quen với con) (Hoặc có trường sẽ ưu tiên những PH đã có con học ở đó rồi)
  • Giờ học/ giờ đón. Phí ngoài giờ/ học thứ 7…
    🌼🌼🌼 BƯỚC 3: ĐĂNG KÝ HỌC
  • Học phí nộp thế nào?
  • Con có thể có 1 vài buổi trải nghiệm cho phép trước khi nộp không?
  • Nếu con không hợp tác được thì sẽ có hướng thế nào?
  • Bảo mật thông tin (Có liên kết với trung tâm nào đó và trung tâm đó sẽ có thông tin để mời chào bố mẹ không?)
  • Liên hệ người đón chính

Tham khảo:
“The comprehensive guide to choosing the right school for your son”, The Scots College, Sydney, Australia.
POH Acti

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *