GIỚI THIỆU CHUNG
Tắm là một hoạt động rất thú vị với bé tắm gội hàng ngày là một thói quen vệ sinh cần được xây dựng từ khi còn nhỏ. Thời gian diễn ra oạt động tắm là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để tạo sự gắn kết giữa ba mẹ và con, không chỉ là để sạch sẽ mà với bé việc đi tắm còn mang lại rất nhiều lợi ích.
Giờ tắm là hoạt động nằm trong lĩnh vực tự phục vụ, tuy nhiên lại mang đến hiệu quả về nhiều mặt cho bé.
Sự tiếp xúc dịu dàng và đầy yêu thương của ba mẹ trong khi tắm cho bé và thời gian ôm ấp sau đó sẽ hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc của bé. Trên thực tế đã có nghiên cứu chứng minh rằng việc ba mẹ chạm vào bé sẽ thúc đẩy sự phát triển tâm lý – cảm xúc và tăng cường các kỹ năng vận động của bé
Giờ tắm cũng có thể trở thành giờ học nhận thức cho bé, bé có thể thông qua hoạt động tắm để nhận biết các bộ phận cơ thể.
Đồng thời việc ba mẹ trò chuyện và chơi cùng con lúc tắm giúp nuôi dưỡng sự phát triển ngôn ngữ của bé.
Khi tắm bé có thể tham gia các trò chơi với nhiều đồ chơi phong phú giúp bé có thêm hiểu biết về các thao tác với đồ vật.
MỤC ĐÍCH
- Giúp bé nhận biết ý nghĩa của hoạt động tắm
- Làm quen với hoạt động tắm: Các bước thực hiện, đồ dùng cần thiết…
- Giới thiệu về các bộ phận cơ thể
- Kích thích sự tò mò, hứng thú với các trò chơi sẽ được thực hiện khi tắm.
MỤC TIÊU
- Nhận thức: Nhận biết các bộ phận cơ thể: Chân, tay, tai, mắt, mũi, miệng, đầu, tóc, rốn…, Nhận biết các bước trong hoạt động tắm.
- Vận động tinh: Phát triển khả năng cầm nắm, sử dụng kết hợp 2 tay một cách linh hoạt
- Vận động thô: Bé được thao tác với các đồ vật trong khi chơi, ví dụ như việc chuyền đồ vật từ tay này sang tay khác…
- Ngôn ngữ: Trong khi con có thể cùng ba mẹ trò chuyện vầ các hoạt động xung quanh bé, hướng dẫn bé miêu tả các hiện tượng xảy ra với các thác tác tro chơi mà ba mẹ và con đang cùng thực hiện. Thời gian tắm cũng củng cố các từ thuộc về các khai niệm như: trình tự và dự đoán vì khi tắm cho con mẹ sẽ làm cùng một việc và cùng một thời gian nhất định.
- Nội dung tích hợp: Nhận biết cách chơi theo lượt, dừng – chờ chơi khi tham gia các trò chơi, Nhận biết thêm các kiến thức cơ bản về phòng chống xấm hại: Các vùng riêng tư trên cơ thể, Học các khái niệm: Chìm – nổi; Xuát hiện – biến mất, bên trong – bên ngoài, nhiều hơn – ít hơn;rỗng – đầy, Hình thành thói quen tự lập cho bé
- Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
CHUẨN BỊ
- Môi trường tắm: Chậu/ bồn tắm; nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng tắm .
- Một số đồ chơi: bóng, vịt , các đồ chơi có thể dán lên tường, cốc…
CÁC HOẠT ĐỘNG CHƠI
Với các bé từ 6 – 12 tháng tuổi: có thể chơi các trò chơi như:
Trò 1: Trò chơi mưa to rồi:
- Bước 1: Ba mẹ dùng chai nhựa hoặc cố đục các lỗ nhỏ ở đáy.
- Bước 2: Ba mẹ múc đầy nước rồi giơ lên cao sau đó hát có thể hát hoặc đọc thơ liên quan đến mưa.
Trò 2: Bong bóng xà phòng: Ba mẹ cùng con thổi bong bóng cà phòng.
Trò 3: Trò chơi với đồ chơi bằng xốp:
- Bước 1: Ba mẹ chuẩn bị các đồ chơi bằng xốp như hình các sinh vật biển sau đó hướng dẫn bé nhúng ướt rồi dán lên tường.
- Bước 2: Chỉ và giới thiệu với bé về tên các con vật.
- Bước 3: Ba mẹ dấu các con vật xuống dưới bọt xà phòng và hướng dẫn bé dùng đôi tay để tìm kiếm.
Với bé từ 12 – 24 tháng tuổi:
Trò 1: Trò chơi vịt mẹ vịt con:
- Bước 1: Ba mẹ sử dụng 2 chú vịt hướng dẫn bé cho vịt bơi.
- Bước 2: Ba mẹ đưa ra các yêu cầu và làm để bé bắt chước theo các yêu cầu:
- Vịt bơi sang trái
- Vịt bơi sang phải
- Vịt bơi vòng vòng, bơi về phía trước…
Trò 2: Trò chơi chìm nổi.
- Bước 1: Ba mẹ sử dụng bóng, con vịt để thả vào nước và giới thiệu bé khái niệm nổi
- Bước 2: Ba mẹ dùng chai nhỏ đựng nước, khối gỗ nhỏ thả vào nước để giới thiệu cho bé khái niệm chìm.
- Bước 3: Ba mẹ cho bé thả lần lượt các đồ vật trên để bé củng cố khái niệm.
Từ 24 tháng trở lên: Lúc này bé có thể chơi nhiều trò chơi hơn, ba mẹ có thể tăng cường các trò chơi liên quan đến các khái niệm: đầy – vơi – rỗng; trong – ngoài; trên – dưới, tập bơi…
- Với trò chơi để hình thành khái niệm ba mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Giới thiệu khái niệm
- Bước 2: Củng cố khái niệm
- Thực hành khái niệm
- Ngoài ra, một vài trò nữa mà mẹ có thể làm cùng con ở bất cứ độ tuổi nào, đó là:
- Nói về các bộ phận trên cơ thể
- Hỏi con: Bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa tay hay chân trước? (Con vừa được đưa ra ý kiến, vừa được gọi tên bộ phận)
- Luôn nói thứ tự các hành động mà mẹ đang làm và sẽ làm. Bằng cách này, các em bé sẽ dần dự đoán được việc cần làm tiếp theo: Đầu tiên là mẹ sẽ lấy 1 ít dầu gội, tiếp theo là mẹ sẽ xoa lên đầu con và gội đầu, cuối cùng là mẹ sẽ xả sạch bằng nước nhé. Đối với Sóc, mình luôn diễn đạt theo ý: Đầu tiên – tiếp theo – cuối cùng, vừa như một tín hiệu ngôn ngữ để báo cho con về trình tự hành động, vừa giúp đưa vào não bộ con tính logic khi trình bày và giải thích sau này.
- Gọi tên các đồ vật trong nhà tắm:
- Mẹ nhìn thấy một đồ vật màu đỏ trước mắt. Con đoán xem vật đó là gì?
- Trong tiếng Anh, có 1 trò mình thấy khá hay, đó là I spy with my little eyes something (blue, yellow,..) (starting with S…). Và mình hay nói với Sóc bằng câu này khi tắm. Thi thoảng, mẹ có thể bỏ đồ chơi vào trong một chậu tắm đầy bọt xà phòng, và cùng con sờ đồ vật dưới nước và đoán tên, rồi cùng reo lên thích thú nếu con đoán đúng.
- Hát các bài hát vui vẻ liên quan đến giờ tắm: This is the way we take a bath….
- Tạo dựng lại hoạt cảnh cho bé sử dụng đồ chơi: bài Five little ducks, Five little frogs …
- Khi mặc quần áo, hãy nói về ống tay áo, cổ áo, quần, bỉm và những hành động khi mặc. Mẹ có thể đưa ra 2 cái áo và hỏi con chọn cái áo nào.
LƯU Ý
- Nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng tắm cần phù hợp đảm bảo bé không bị lạnh hoặc nóng.
- Ba mẹ sát sao khi tắm và chơi cùng bé để đảm bapo an toàn cho bé.
- Chú ý đến thời gian tắm để đảm bao bé không bị cảm.
CÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
Từ hoạt động chơi khi tắm ba mẹ có thể hướng tới hoạt động tự phục sau này, khi bé lớn hơn có thể tự tắm gội, vệ sinh cá nhân.
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)