Th9 22, 2021

NƯỚC BÍ ẨN

GIỚI THIỆU CHUNG

Nước bí ẩn là hoạt động nằm trong nội dung khám phá khoa học. Khám phá khoa học là một trong những hoạt động giáo dục giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Trẻ không chỉ học hỏi những kiến thức qua hình ảnh, lời kể, mà còn trực tiếp được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì mà trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu.
Khám phá khoa học còn là phương tiện để trẻ giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa học với trẻ là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân. Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.

MỤC ĐÍCH

  • Trẻ được khám phá tự do với nước.
  • Hình thành kỹ năng quan sát, tư duy.
  • Khơi gợi sự hứng thú và tò mò của trẻ.

MỤC TIÊU

  • Nhận thức: Nhận biết khái niệm: Chìm – nổi, vơi – đầy, Nhận biết các con vật sống dưới nước, màu sắc..
  • Vận động tinh: Bé có thể sử dụng tay để bắt, cầm, nắm các con vật.
  • Vận động thô: Con có thể thay đổi các tư thế khác nhau khi chơi trong bể nước.
  • Ngôn ngữ: Con nghe hiểu các chỉ dẫn của ba mẹ khi chơi, Con có thể nói, gọi tên các con vật, màu sắc.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

ĐỘ TUỔI

Bé từ 9 tháng tuổi trở lên khi bé đã có thể ngồi vững và thực hiện được các thao tác cầm – nắm.

CHUẨN BỊ

  • Bể tắm hoặc chậu tắm to.
  • Các con vật sống dưới biển: Cá, tôm, cua, ốc, sao biển…
  • Cốc nhỏ đựng nước.
  • Màu thực phẩm/ Hoặc đường đen (Nhà mình dùng đường đen)

CÁCH CHƠI

Bước 1: Ba mẹ pha đường đen với nước vào một khay to, đường đen đủ nhiều để tạo thành một khay nước đen

Bước 2: Ba mẹ bỏ một vài con vật vào trong khay.

Bước 3: Con sẽ khám phá các con vật trong nước.

LƯU Ý

  • Ba mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước và chú ý thời gian chơi để đảm bảo con không bị cảm.
  • Ba mẹ theo sát con khi chơi bì nước có thể làm sàn trơn khiến bé bị ngã.

CÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

  • Với các bé lớn hơn ba mẹ cso thể cho con học các khái niệm: chìm nổi bằng cách lựa chọn các con vật chìm và nổi trong nước sau đó cùng trẻ thả xuống nước rồi quan sát và đưa ra khái niệm.
  • Hoặc dạy bé khái niệm đầy – vơi với hoạt động múc nước bằng cốc.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *