Flashcards hay còn gọi là thẻ học thẻ thông tin là loại thẻ mang thông tin, được sử dụng cho việc học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. Flashcard được sử dụng rộng rãi như một cách rèn luyện để hỗ trợ ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại cách nhau. Và hiện tại flashcards cũng là một cách học được áp dụng cho trẻ nh, đặc biệt là trong cách dạy học theo phương pháp Glenn Doman.
Nguyên tắc khi dạy flascard
- Thái độ: bắt đầu 1 cách hứng thú: bố mẹ và con cái cùng tiếp nhận vui vẻ như bắt đầu 1 trò chơi. Nếu bố mẹ hoặc con không vui thì phải dừng lại.
- Thời điểm: khi trẻ thoải mái nhất. Nếu trẻ đói, mệt mỏi, khó chịu, v…v… thì dừng lại.
- Luôn dừng trước khi trẻ muốn dừng. Học đủ số lần rồi thì trẻ có muốn học thêm cũng không được. Hãy để sự hứng thú sang ngày mai.
- Giọng điệu truyền cảm.
- Thao tác: đưa trẻ thật nhanh để duy trì sự hứng thú, nhưng phải chú ý giữ giọng điệu tự nhiên, truyền cảm, đừng biến thành 1 cái máy. Mỗi thẻ chỉ đưa ra dưới 1 giây.
- Thao tác với 5 từ 1, sau khi hết 5 từ, hãy ôm hôn con và khen con thông minh, thật hứng khởi. Sau mỗi lần tráo phải thay đổi thứ tự thẻ.
- Để duy trì hứng thú: tính phù hợp: thiết kế chương trình phù hợp và vui nhộn, không được quá tải và chứa đầy kỳ vọng của cha mẹ. Nên là những kiến thức gần gũi trong thực tế, nên dạy hàng ngày. Lượng tài liệu mới phù hợp nhu cầu của trẻ. Cách thức tương tác phải thu hút.
- Luôn để ý thái độ và tâm trạng của con khi học.
- Không gian học: ít yếu tố phân tán: đồ chơi, âm thanh, hình ảnh, v…v… tốt nhất là 1 phòng trống, không có gì.
- Đưa thẻ cao hơn tầm với của trẻ. Không mô tả, không tỉ mỉ.
Cách chọn flashcards
- Flashcards phải in hình to, rõ ràng, khổ ít nhất là A5 cho các bạn nhỏ dưới 1T. Trên flashcards chỉ gồm 1 hình, hoặc 1 từ (những mẹ nào theo phương pháp Glenn Doman sẽ rõ điều này)
- Bộ hình phải thống nhất với nhau (ảnh thật, hình vẽ, hoạt hình, không trộn lẫn với nhau như lẩu thập cẩm). Với các bạn dưới 1T, mình khuyến khích các mẹ dùng bộ ảnh thật. Vì các con sẽ dễ dàng liên hệ với thực tế hơn. Sau đó mới nhìn các hình vẽ để tưởng tượng và sáng tạo. Tháng 12 là sinh nhật Sóc, bạn nhỏ sẽ đi Safari, và việc dùng ảnh thật sẽ giúp bé chụp lại trong não bộ, đến khi nhìn các con vật trong sở thú, sẽ thấy quen thuộc và nhớ tốt hơn.
- Chất liệu của flashcards phải là giấy cứng, không thể vò nhàu nát, không nhìn xuyên qua mặt còn lại được
Nguyên tắc tiếp cận
- Bắt đầu từ từ đơn -> từ ghép -> cụm từ -> câu -> sách
- Khi tăng từ thì nên dựa vào những từ đã học (từ từ đơn sang từ ghép)
- Bắt đầu từ các nhóm từ quen thuộc, trong nhóm cũng dạy các từ quen thuộc trước.
Mục đích của trò chơi
- Giúp bé rèn luyện khả năng chụp hình, ghi nhớ.
- Phát triển nhận thức
- Phát triển thị giác,
- Phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ hoạt ngôn hơn. Tăng vốn từ vựng, trẻ tự tin hơn trong giao tiếp
- Khơi gợi hứng thú trogn hoạt động cho trẻ.
Mục tiêu
- Nhận thức: Thông qua việc tương tác với thẻ bé có thể nhận biết được nhiều chủ đề khác nhau mà ba mẹ giưới thiệu cho bé.
- Vận động tinh: Phát triển thị giác qua hoạt động chụp hình thẻ tranh.
- Vận động thô: Bé có thể chơi rất nhiều trò chơi vận động khi học với flashcards
- Ngôn ngữ: Từ nhận thức bé sẽ có những vốn từ vựng mới từ từ đơn – từ ghép – cụm từ – diễn đạt thành câu.
- Nội dung tích hợp: Có thể dạy thêm cho bé cả các lĩnh vực toán, tiếng anh.
- Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.
Độ tuổi chơi
- Bé có thể học từ 3 tháng tuổi trở lên ( Dưới 3 tháng tuổi ba mẹ có thể sử dụng các thẻ đen trắng để kích thích thị giác cho trẻ)
Các vật dụng cần chuẩn bị
- Bộ thẻ học đủ các chủ đề ( Ba mẹ có thể tự in hoặc mua bộ thẻ học của Glenn Doman)
- Một số dụng cụ như: Búa cao su, chuông…
Cách chơi
- Có rất nhiều cách chơi với Flashcards, ba mẹ có thể lựa chọn cách chơi phù hợp nhất với bé sao cho đảm bảo nguyên tắc khi cho bé học với flascards. Ba mẹ có thể cho bé chơi theo tiến trình như sau:
– Nhận biết mặt thẻ qua hoạt động chujo hình khi ba mẹ cháo thẻ.
– Tổ chức các trò chơi củng cố với các nội dung trên thẻ bé đã được làm quen.
– Kiểm tra ( Kiểm tra ở đây không phải là yêu cầu bé phân biệt gọi tên được thẻ tranh mà là ba mẹ có thể thông qua việc cho bé chơi củng cố để biết rằng bé đã nhận biết được những gì từ đó có các hoạt động củng cố phù hợp tiếp theo)
- Một số trò chơi củng cố ba mẹ có thể tham khảo:
1. Trò chơi nhanh tay nhanh mắt: - Sau khi bé đã được làm quen với thẻ thông qua hoạt động tráo thẻ ba mẹ có thể để các thẻ tranh lên bàn sau đó cho bé sử dụng bàn tay hoặc búa cao su để bé đập nhanh lên thẻ tranh mà ba mẹ gọi tên.
- Ở trò chơi này ba hoặc mẹ có thể làm người chơi và thi đấu cùng con để tăng hứng thú cho bé.
2. Trò chơi tìm nhà:
- Ở trò chơi này ba mẹ dẽ dán các thẻ tranh lên tường thành các ngôi nhà, ba mẹ sẽ cho bé vận động theo nhạc “trời nắng trời mưa” ba sẽ mẹ hô “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau về nhà + tên thẻ tranh” và bé sẽ chạy thật nhanh về ngôi nhà có dán thẻ tranh mà ba mẹ gọi tên.
3. Trò chơi mang thẻ về đích:
- Ở trò chơi này ba mẹ có thể cho bé di chuyển qua hàng ghế hoặc hầm chui và lấy các thẻ tranh ba mẹ yêu cầu mang về đích.
4. Chầm chậm, chầm chậm – Slowly slowly
- Mẹ giới thiệu với bé về từ vựng 1 lượt, nhắc lại 2,3 lần. sau đó lấy 1 tờ giấy hoặc thẻ khác lật mặt trắng lại, che thẻ đang học lại, và từ từ hé 1 phần của hình ra, rồi mở hẳn thẻ. Mẹ sẽ cần dựa vào mức độ hứng thú của con, nếu con vẫn tò mò, mẹ nên mở hình chậm 1 chút, để con có thời gian nhìn.
5. Flash Flash – Nhanh mắt nhanh trí
- Có chậm rồi sẽ có nhanh đúng không nào 😗
- Mẹ sẽ cầm chắc 2 bên thẻ, quay thẻ về phía mình, mẹ lật nhanh thẻ 2-3 lần cho bé nhìn thấy và đoán.
6. What’s Missing? Từ gì còn thiếu?
- Mẹ dạy bé 3 hình mới (có thể thêm 2 từ cũ đối với bé lớn hơn), rồi mẹ giấu 1 hình đi và để bé đoán hình bị thiếu.
7. Magic Chain – Chuỗi hình diệu kỳ
- Mẹ xếp 3-6 từ thành 1 chuỗi và đọc theo nhịp điệu 2 – 3 lượt. Rồi mẹ lần lượt úp 1 hình xuống và cùng bé đọc lại chuỗi cho tới khi tất cả các hình úp xuống.
8. Lip Reading – Đọc khẩu hình miệng
- Trò này sẽ cực kỳ tốt với các bạn khoảng 3 tuổi trở lên, đặc biệt khi học tiếng Anh. Mẹ sẽ nói từ mà k phát ra tiếng, nhưng rõ khẩu hình để bé đoán được. Từ đó bé k chỉ học được từ, mà còn học được cách để phát âm các âm tròn môi, dẹt môi, ….
9. Flashcards Group – Nhóm flashcards
- Mẹ sẽ gom 2 chủ đề lại với nhau (mỗi chủ đề tối thiểu 2 từ – nhiều hơn dựa trên khả năng nhớ của bé) và để bé phân loại.
10. Học flashcards kết hợp đồ chơi, khối hình, màu sắc, …….
- Đây là 1 trò để giúp mẹ và bé ôn tập lại cực kỳ tốt. Mẹ sẽ lấy 5-6 từ vừa học ra, và đồ chơi như bóng tròn, hình khối, số…. (những cái bé đã biết). Sau đó mẹ đưa ra những yêu cầu:
– Con hãy bỏ quả bóng màu xanh lên tấm hình con voi
– Con hãy đặt số 2 cạnh tấm hình ngôi nhà
11. Flashcards và TPR
- TPR là 1 phương pháp chủ đạo cho mọi môn học đối với trẻ nhỏ. Đó là Total Physical Response – phương pháp học qua vận động (tinh- thô).
– Mẹ sẽ xếp flashcards ngẫu nhiên trên sàn đủ rộng để bé chạy được. Và mẹ đếm 1,2,3 + từ vựng để bé chạy, nhảy cóc, bò, nhảy lò cò ra từ đó và nhặt từ về.
– Mẹ cũng có thể dính flashcards trên tường và để bé đập tay.
– Mẹ xếp ghế thành vòng tròn và đặt flashcards dưới chân ghế. Mẹ bật nhạc và ngẫu nhiên tắt nhạc đi khi bé đang đi vòng quanh. Bé dừng ở ghế nào sẽ được yêu cầu đọc to từ đó lên.
– Mẹ xếp 6 từ thành hàng dọc, mẹ tung xúc xắc và bé sẽ nhảy số bước theo số tương ứng trên xúc xắc (nhảy cạnh từ và đọc to từ)
12. Flashcards và bài hát, câu chuyện
- Ngày xưa khi mình làm việc với các bạn mầm non, lớp học luôn tràn ngập hát hò. Thật ra nếu ai không hiểu, sẽ thấy lớp cô này chả học hành gì. Nhưng nếu các cô biết cách, thì đây là 1 phương pháp cực tốt để trẻ học từ, giai điệu, giúp bé tự tin, và luôn sẵn sàng cho mọi dịp văn nghệ của trường.
- Mẹ sẽ ghép các hình vào nội dung 1 bài hát hoặc câu chuyện ngắn, và dạy bé kể từng câu một.
Ví dụ: mommy, daddy, sister, brother, baby - Bài hát: family finger, rain rain go away, baby shark…
- Hình khối: what shape is it?
- Đồ chơi: what do you want for christmas?
- Số đếm: five little ducks, five little monkeys, the ants go marching…, ten in the bed…
13. Miêu tả tranh
- Mẹ có thể dạy bé luyện tập 1 mẫu câu với I like, dont like và các hình đồ ăn. Mẹ in mặt mếu và mặt cười để biểu thị like và dont like, sau đó mẹ cho bé cầm và đi đến các bức tranh, rồi đặt mặt mếu/cười vào đồ ăn yêu thích
- Mẹ có thể dạy bé cấu trúc there is/are … với các đồ vật trong phòng,…..
14. Kiến thức xã hội
- Đây là phương pháp CLIL mà các trung tâm hay quảng bá nè các mẹ. Học tích hợp nội dung và ngôn ngữ.
- Mẹ sẽ chuẩn bị các thẻ đồ ăn, và yêu cầu bé ghép với con vật ăn thức ăn đó.
- Mẹ cùng bé học về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. (Food chain)
- Mẹ cùng bé phân loại nhóm các con vật theo môi trường sống,……..
15. Dùng bóng dính/ đập tay để ghi nhớ tranh
- Mẹ sẽ đọc một từ, bé sẽ ném bóng dính hoặc đập vào tranh.
- Có rất nhiều trò chơi để ba mẹ cho bé vừa học vừa học vừa chơi, ba mẹ có thể lựa chọn trò chơi phù hợp để chơi cùng bé.
Một vài lưu ý nhỏ
- Trong 1 lần học, chỉ nên cho bé tiếp xúc khoảng 3-5 từ mới, để bé ghi nhớ và ghép với các từ cũ trong ngữ cảnh cụ thể.
- Không dạy dồn dập 1 lúc quá nhiều từ.
- Không dạy quá lâu.
- Không ham nhiều từ mới mà cần phải sử dụng lại các từ cũ trong câu có nghĩa.
- Không dạy lộn xộn các chủ đề với nhau trong 1 tuần.
- Dạy trẻ theo mức độ đơn giản – phức tạp, gần gũi – lạ (dạy những từ có 1 âm trước, sau đó đến 2-3 âm tiết, những thứ gần gũi bé nhất – những từ trừu tượng)
Các hoạt động khác phát triển trò chơi
- Để phát triển ngôn ngữ cho bé, khi bé đã có thể nói được thành câu ba mẹ có thể dùng flashcards truyện để bé kể chuyện thông qua flashcards.
Mình có lưu lại chuỗn video về trò chơi với FLASHCARDS ở chuỗi video sau:
Trò chơi với flashcards (phần 3)
Trò chơi với flashcards (phần 2)
Trò chơi với flashcards (phần 1)
By,
Mẹ và Sóc
➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:
►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com
►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)
►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)
►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)
►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)
►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)
►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)