Th9 20, 2021

GIÁC QUAN: TRUY TÌM ĐỒ CHƠI

Truy tìm đồ chơi là hoạt động nằm trong nhóm các hoạt động phát triển đa giác quan, bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, vận động tinh.
Giác quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu nối gắn kết con người với môi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những thông tin bên ngoài truyền đến bộ não.

Trẻ em từ 0-7 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nên hoàn toàn có thể tăng cường khả năng sử dụng giác quan. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi cung cấp nhiều hơn những cơ hội để sử dụng giác quan tương tác với môi trường. Phát triển giác quan toàn diện nghĩa là các giác quan được phát triển tối đa tiềm năng, não bộ biết cách diễn giả và hiểu được tín hiệu các giác quan đó gửi đến.


Chỉ với nhừng đồ dùng rất đơn giản ba mẹ đã có thể tạo cho con rất nhiều trò chơi giúp phát triển đa giác quan cho bé.

Mục đích của trò chơi

  • Phát triển vận động tinh
  • Kích thích xúc giác của lòng bàn tay
  • Tăng sự tập trung, kích thích tính tò mò, Kiên nhẫn
  • Phát triển ngôn ngữ sớm
  • Xây dựng kết nối thần kinh trong não bộ

Mục tiêu

  • Nhận thức: Trẻ nhận biết được về các loại cảm giác; Nhận biết được cách tìm kiếm đồ vật bị giấu mất.
  • Vận động tinh: Bé dùng ngón tay, đặc biệt là ngón trỏ và cái để nhón đồ.
  • Vận động thô: Bé kết hợp tất cả các tư thế đứng, ngồi, di chuyển khi tham gia hoạt động.
  • Ngôn ngữ: Bé nghe hiểu chỉ dẫn của mẹ về cảm giác.
  • Nội dung tích hợp: Ba mẹ có thể dạy kết hợp rất nhiều nội dung thông qua hoạt động chơi.
  • Con có thể kiên nhẫn hoàn thành hoạt động.

Độ tuổi chơi

  • Khoảng từ 6 tháng tuổTừ 6 tháng tuổi.

Các vật dụng cần chuẩn bị

  • Yến mạch
  • Một số đồ chơi của bé.

Cách chơi

  • Chuẩn bị: Ba mẹ vệ sinh sạch sẽ khu vực chơi của bé. Đổ yến mạch vào khay sau đó cho đồ chơi của bé vào trong và trộn đều.
  • Cách chơi: Ba mẹ cho bé ngồi thẳng, ngồi ghế ăn dặm, chơi tự do, bé nhặt đồ trong khay yến mạch ra.

Một vài các lưu ý nhỏ

  • Ba mẹ nên chọn loại đồ chơi có kích thước lớn 1 chút ví dụ như những chiếc vòng nhỏ để bé không nuốt cả đồ chơi vào miệng khi chơi.
  • Ba mẹ cần theo sát trong bất kì hoạt động khám phá tự do nào của bé.

Các hoạt động khác phát triển trò chơi

  • Với các bé lớn hơn ba mẹ có thể cho bé đếm lượng, phân loại đồ chơi sau khi tìm được.

Ba mẹ hãy sẵn sàng cho việc dọn đống hỗn độn sau đó 😵

Đây là giai đoạn khi Sóc lớn hơn, ngoài việc khám phá bằng tay và tìm đồ chơi trong hộp yến mạch, Sóc còn rèn luyện kĩ năng xúc thìa và đeo vòng vào tay luôn.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *