Th9 18, 2021

KHÁNG SINH

ANTIBIOTICS – KHÁNG SINH 💊💊💊

Hôm nay mình sẽ note lại “một vài dòng” về kháng sinh, một nỗi ám ảnh của các mẹ khi cho con đi khám.

⚠️⚠️⚠️ Lưu ý quan trọng nhất: CHỈ SỬ DỤNG thuốc kháng sinh KHI CẦN

‼️‼️ Thuốc kháng sinh chỉ điều trị được tình trạng nhiễm khuẩn gây ra do VI KHUẨN như:

☑️ Viêm họng hạt
☑️ Ho gà
☑️ Nhiễm trùng đường tiết niệu

‼️‼️ KHÔNG điều trị được những bệnh gây ra bởi VIRUS và SIÊU VI như:

1. BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP THÔNG THƯỜNG

Cảm lạnh và sổ mũi (cho dù có hiện tượng mũi đặc, vàng hoặc xanh) và hầu hết những bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi virus, và virus không thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Chỉ có hệ miễn dịch của con người tấn công lại virus và giúp cơ thể khỏi bệnh.
Một số bệnh thông thường như:
– Hầu hết khi đau họng (ngoại trừ viêm họng hạt)
– Cảm cúm
– Các trường hợp viêm tiểu phế quản
– Hầu hết các trường hợp bị ho

2. VIÊM XOANG

Khoảng 90% trường hợp viêm xoang là do virus, một vài trường hợp viêm xoang do vi khuẩn Streptococcus. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày.
Cân nhắc sử dụng kháng sinh nếu sau 10 ngày triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, hoặc nếu sốt cao và mũi đặc có màu liên tục hơn 3 ngày.

‼️‼️ Những trường hợp sau sẽ DỰA VÀO TÌNH TRẠNG THỰC TẾ để cân nhắc về việc có sử dụng thuốc kháng sinh hay không:

1. VIÊM XOANG như đã nêu ở trên

2. VIÊM TAI GIỮA

Các trường hợp viêm tai giữa thường bắt nguồn từ những bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, hoặc dị ứng gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn.
Thông thường tình trạng có thể biến chuyển tốt trong vòng 2-3 ngày, đặc biệt là ở trẻ trên 2 tuổi, và khỏi hoàn toàn trong khoảng 1-2 tuần. Mẹ có thể lựa chọn quan sát tình trạng lâm sàng của con để nhận thức được mức độ bệnh:

– Đối với trẻ từ 6 tháng đến 23 tháng, đau tai giữa nhẹ ở 1 bên tai dưới 48 giờ và nhiệt độ dưới 39 độ.
– Đối với trẻ từ 24 tháng trở lên, đau tai giữa nhẹ ở 1 hoặc 2 bên tai và dưới 48 giờ, nhiệt độ thấp hơn 39 độ.

3. VIÊM KẾT MẠC

Đây là bệnh có thể gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, trong 1 vài trường hợp do vi khuẩn, nhiễm khuẩn cũng có thể tự hết trong khoảng 10 ngày.
Cân nhắc việc sử dụng kháng sinh nếu bệnh kéo dài trên 1 tuần và có dấu hiệu nặng lên.

4. VIÊM HỌNG do liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A.

‼️‼️ TÁC DỤNG PHỤ CỦA KHÁNG SINH

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm các vấn đề sức khỏe nhẹ đến rất nghiêm trọng và có thể bao gồm:

☑️ Phát ban
☑️ Buồn nôn
☑️ Bệnh tiêu chảy
☑️ Nhiễm trùng nấm men

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

☑️ Nhiễm trùng C. diff, gây tiêu chảy
☑️ Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
☑️ Nhiễm trùng kháng kháng sinh

‼️‼️ NHẬN BIẾT VIỆC CẦN SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Đối với mỗi bệnh, khi cơ thể có những dấu hiệu kéo dài trên 2 tuần mà không giảm như:

❌ Sốt cao liên tục trên 39 độ.
❌ Trẻ bỏ ăn, sốt li bì, quấy khóc nhiều.
❌ Mũi đặc, có màu xanh vàng và có mùi hôi.
❌ Ho quá nhiều, niêm mạc họng mũi đỏ, có dịch mủ.

✅✅✅ Đối với trẻ nhỏ, hãy cho bé đi khám khi bé sốt cao liên tục trên 2 ngày và PHẢI XÉT NGHIỆM MÁU để xác định chỉ số có phải nhiễm khuẩn hay không và ở mức độ nào, đã chuyển sang bội nhiễm hay chưa.

Nếu đã bội nhiễm là khi cơ thể cần sử dụng kháng sinh. Và khi sử dụng kháng sinh, cần phải sử dụng ĐÚNG liều, và ĐỦ thời gian. Việc dừng thuốc ngay khi cảm thấy đỡ có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, và có thể cần phải điều trị thêm 1 lần khác nữa. Và kéo dài sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

⛔️⛔️⛔️ TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH

Vi khuẩn luôn tiến hóa để sống sót qua nhưng lần điều trị kháng sinh. Càng sử dụng kháng sinh thường xuyên, vi khuẩn sẽ căng phát triển khả năng kháng kháng sinh, khiến cho thuốc giảm hiệu quả đi.

Điều trị kháng sinh đối với trường hợp nhiễm virus cũng sẽ gây nên tình trạng này. Kháng sinh không thể tiêu diệt được virus, nhưng lại tấn công những vi khuẩn không gây hại cho cơ thể tại thời điểm đó – và vi khuẩn sẽ thích nghi để tránh những lần tấn công tiếp theo của kháng sinh.

Khi vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ cần điều trị bằng kháng sinh nặng hơn và có thể dài thời gian hơn. Thậm chí thuốc kháng sinh bằng đường uống có thể mất tác dụng và phải chuyển sang thuốc tiêm tĩnh mạch. Thậm chí tới một thời điểm, sẽ không có loại kháng sinh nào có tác dụng với một chủng vi khuẩn cụ thể nữa.

‼️‼️‼️ TÓM LẠI: KHÁNG SINH không hề xấu, nếu trong trường hợp nhiễm khuẩn thật và cần dùng kháng sinh thì PHẢI DÙNG. KHÁNG SINH chỉ xấu khi lạm dụng ngay khi chưa cần thiết thôi. (Ví dụ như sử dụng để phòng chuyển sang nhiễm khuẩn ngay khi chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn/ hoặc nhiễm khuẩn nhẹ).

Và QUAN TRỌNG NHẤT là quan sát biểu hiện lâm sàng của con + mẹ phải tìm hiểu trước để sơ bộ nhận định được tình trạng của con mình.

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *