Th9 18, 2021

HỆ MIỄN DỊCH VÀ KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào và protein bảo vệ cơ thể. Khi vi khuẩn và virus xâm nhập, các tế bào bạch cầu sẽ sản sinh kháng thể để chống lại vi khuẩn virus. Những kháng thể này sẽ “ghi nhớ” sự tấn công và thiết lập hệ miễn dịch đặc hiệu để chống lại vi khuẩn virus ở lần xâm nhập tiếp theo.

🔴🔴🔴 HỆ MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM

📌 Từ 3 tháng cuối thai kỳ, kháng thể sẽ được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, tạo nên những “vệ sĩ” đầu tiên cho HỆ MIỄN DỊCH THỤ ĐỘNG của con. Loại kháng thể và số lượng kháng thể truyền sang con sẽ phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch của mẹ.

VD như trong quá trình mang thai, mẹ đã tiêm phòng uốn ván, cơ thể mẹ lúc đó đã sản sinh kháng thể để chống lại bệnh uốn ván, thì kháng thể đó cũng sẽ được truyền sang con.

📌 Trong quá trình sinh, vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ sẽ truyền sang con và giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột của con. Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ miễn dịch mạnh khỏe.

📌 Sau khi sinh, kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa non đầu đời và sữa mẹ. Nhưng lúc này hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, nên trẻ dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập.

📌 Trẻ sẽ sản sinh ra các kháng thể mỗi khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn virus, từ đó hình thành HỆ MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG. Nhưng quá trình này sẽ mất thời gian để hoàn thiện.

🔴🔴🔴 CHỨC NĂNG CỦA CÁC LOẠI KHÁNG THỂ

📌 IgA là các kháng thể được tìm thấy nhiều nhất ở lớp chất nhầy niêm mạc (Vd: Mũi…), đóng vai trò bảo vệ khỏi vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể.

📌 IgM và IgD chiến đấu lại các vi khuẩn và virus bên trong cơ thể, đây thường sẽ là những kháng thể đầu tiên được tạo ra.

📌 IgG hỗ trợ IgMs trong việc tiêu diệt những virus và vi khuẩn có hại, và đóng vai trò bảo vệ lâu dài cho hệ miễn dịch.

📌 IgE là các kháng thể chịu trách nhiệm đối với các tác nhân gây dị ứng.

⁉️⁉️ LOẠI KHÁNG THỂ NÀO CÓ TRONG SỮA MẸ?

Loại kháng thể được tìm thấy nhiều nhất trong sữa mẹ là IgA. Mẹ cũng có thể tăng lượng kháng thể IgG bằng cách tiêm phòng đầy đủ khi mang thai và cho con bú.

⁉️⁉️ CON CÓ THỂ NHẬN KHÁNG THỂ TỪ SỮA MẸ TỚI KHI NÀO?

6 đến 9 tháng sau khi sinh

⁉️⁉️ TRỮ SỮA MẸ TRONG TỦ LẠNH CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁNG THỂ TRONG SỮA KHÔNG?

Có thể ảnh hưởng, nếu không được trữ đúng cách.

🔴🔴🔴 KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH LÀ GÌ?

Là giai đoạn khi lượng kháng thể có được từ mẹ truyền sang con (hệ miễn dịch thủ động) giảm đi TRƯỚC KHI con được tiêm phòng đầy đủ tất cả các mũi (hệ miễn dịch chủ động phát triển hoàn chỉnh). Giai đoạn này sẽ thường từ 6 tháng đến (khoảng) 5 tuổi.

⁉️⁉️ CÓ CÁCH NÀO ĐỂ LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH KHÔNG?

Không có. Trong giai đoạn này, tất cả những gì mẹ phải làm và có thể làm đó là tăng sức đề kháng cho con, để cơ thể con hình thành hệ miễn dịch chủ động của cơ thể.

⁉️⁉️ TẠI SAO VACCINE LẠI GIÚP CON HÌNH THÀNH HỆ MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG?

Vaccine chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống với virus (kháng nguyên). Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vaccine là vật thể lạ và sản sinh kháng thể tiêu diệt chúng, từ đó hình thành trí nhớ miễn dịch.

Nhưng bởi vaccine không chứa toàn bộ phiên bản virus/vi khuẩn hoàn chỉnh, nên vaccine sẽ không làm chúng ta bị nhiễm bệnh. Và những kháng thể đã được hình thành sẽ đóng vai trò như “lính gác” trong cơ thể, ngay khi vi khuẩn virus xâm nhập, các kháng thể đã sẵn sàng để chống lại mà không cần mất thời gian nhận diện và sản sinh nữa. Và chúng ta sẽ không bị ốm.

⁉️⁉️ CÓ NÊN TRÌ HOÃN TIÊM CHỦNG KHÔNG?
Không nên, vì càng trì hoãn, cơ thể càng mất nhiều thời gian để hình thành hệ miễn dịch chủ động hơn. Và bé sẽ càng ốm nhiều sau này.

⁉️⁉️ SỮA NON (TỪ BÒ) CÓ TỐT KHÔNG?

Có tốt. Vì sữa non là sữa được cơ thể mẹ sản xuất trong những ngày đầu tiên sau khi sinh con, chứa lượng lớn kháng thể và thành phần dinh dưỡng. Đối với những mẹ không thể sản xuất sữa non trong những ngày đầu sau sinh, hoặc không thể cho con bú thì sữa non có thể là một lựa chọn tốt. Những mẹ đã cho con bú ngay sau sinh rồi thì không cần bổ sung thêm nguồn sữa non nào nữa.

Kiến thức được tham vấn bởi bác sĩ I-an Maria bên Family Medical Practice
———————–
Note:
Australasian Society of Clinical Immunology and Allergy (Immune system)
Australian Breastfeeding Association (Breastfeeding and Immunity)
Australian Government Department of Health (How does immunisation work?)
Royal Children’s Hospital Melbourne (Probiotics for infants and children)
The Royal Society (Evolution of the immune system in humans from infancy to old age)

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *