Th9 17, 2021

MỘT VÀI QUY TẮC NHỎ CHO EM BÉ SÓC

Sóc có một vài quy tắc mà mẹ đã đặt ra từ khi còn bé xíu. Cùng mình lướt qua các quy tắc này nhé!

⭕️ Mẹ nói KHÔNG là KHÔNG

Trẻ con là đối tượng bắt bài cực nhanh, chỉ cần thấy có đối tượng có thể lơ là là y rằng bọn nhỏ sẽ túm thóp ngay được. Sóc nhỏ gần đây có kiểu y chang, Sóc chuyên chạy ra đòi bà mở nộp bánh cho ăn, đòi bà cho nghịch cái này cái kia. Nhưng đối với mình, việc nào thật sự có nguy cơ gây nguy hiểm cho con, mình sẽ tuyệt đối nói KHÔNG. Và khi nói cũng chỉ nói ngắn gọn, nhấn mạnh chữ Không. Và không đáp ứng bất cứ một kiểu ăn vạ nào sau đó. Khi Sóc bình tĩnh lại, mình sẽ ngồi cùng con giải thích: Mẹ hiểu con muốn khám phá … NHƯNG việc đó nguy hiểm đấy, con sẽ bị…. nếu con tiếp tục làm.
Chỉ sau 2 lần, Sóc đã hiểu vấn đề rồi, và khi mẹ nói KHÔNG, Sóc sẽ bỏ lại việc đó và đi chơi cái khác. Ôi đoạn này thấy thành quả yêu dã mannn ♥️

⭕️ LUÔN NHÌN VÀO MẮT MẸ KHI GIAO TIẾP
Điều này cực kỳ tốt với trẻ, vì con có thể bình tĩnh lại, con điều chỉnh lại được hành vi lúc cáu giận, con hiểu được giá trị của việc giao tiếp bằng ánh mắt, và thông qua cách này, mẹ sẽ đưa cho con lòng tin từ những ánh mắt chân thành nhất.

⭕️ KHÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÓI QUÁ
“Sao con để mẹ nói nhiều thế? Mẹ đã nói 1000 lần rồi mà con vẫn không thay đổi thế?”

Hồi xưa mình từng được nghe câu này rồi, và lúc đó mình nghĩ trong đầu: mới có vài lần mà mẹ đã bảo 1000 lần. Có nghĩa là ngay khi mình sai lè lè, nhưng ý nghĩ của mình lại xê dịch sang con số phóng đại kia.

Nên với Sóc, mình sẽ luôn nói:

“Mẹ đã nói với con trên 2 lần rồi.”

“Mẹ đã mất 1 tháng để nói với con về cùng 1 vấn đề”.

Khi Sóc lớn hơn, mình có thể hỏi lại “Con còn muốn mẹ mất bao lâu nữa để nhắc nhở con?”

“Con còn muốn mẹ mất bao nhiêu tháng nữa để nhắc nhở con?”

Mình nghĩ, những câu dễ “đo lường” như vậy sẽ khiến con thấy “đúng đắn” hơn đôi chút, và ít nhất, nó có khả năng sẽ không “bật” lại mẹ ngay lúc đó.

⭕️ KHÔNG NÓI DÀI DÒNG, LUÔN GIẢI THÍCH THEO TRÌNH TỰ ĐẦU CUỐI

Từ khi Sóc còn nhỏ, mình luôn dạy Sóc theo tư duy đầu – cuối: Ban đầu là … cuối cùng là….

VD như Ban đầu bạn mèo ngồi ở trên cây, cuối cùng là bạn mèo ngã xuống đất mất rồi.

Ban đầu là … sau đó là … cuối cùng là ….

VD: Ban đầu bạn mèo ngồi trên cây, sau đó bạn mèo cố với theo bạn chim, cuối cùng là bạn mèo ngã xuống đất mất rồi.

Để khi gặp một vấn đề, mình cũng sẽ dùng y nguyên cách như vậy để giải thích với con về sự việc.

VD: ban đầu là con đang chơi, sau đó bạn Cá đến giành đồ chơi của con, cuối cùng con cảm thấy rất bực. Mẹ nói thế có đúng không con?

Bằng cách này, con sẽ hiểu được vấn đề nhanh hơn, và cũng hỗ trợ con trong cách trình bày giải thích sau này một cách tốt hơn nữa. 

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *