Th6 23, 2023

3 hoạt động bốc nhón cho bé 9 tháng tuổi

Từ khi sinh ra bé trông ngừng phát triển các kỹ năng vận động và các giác quan của mình. Mỗi tháng tuổi bé lại lớn thêm một chút. Bước sang tháng thứ 8, cơ bắp của bé ngày càng khỏe mạnh hơn, cũng như trí não của bé cũng phát triển hoàn thiện hơn. bé không chỉ biết vận động thô như bò hay bám vịn tự đứng lên, mà bé còn học được một kỹ năng vận động tinh là nhón đồ vật bằng 2 ngón tay – một cột mốc phát triển quan trọng trong tháng thứ 8.

Bóc nhón là hành động bé sử dụng ngón trỏ và ngón cái để bốc lấy đồ vật thay vì sử dụng nguyên bàn tay như trước. Ngón cái và ngón trỏ như một gòng kìm (hoặc càng cua) để “nhón” lấy đồ vật.

Ban đầu lúc bắt đầu tập bốc nhón, bé sẽ chưa nắm được luôn đồ vật, thường xuyên làm rơi, khi quan sát ba mẹ sẽ thấy bé hơi cáu khỉnh, khó chịu nhưng sau qua giai đoạn này bé sẽ trở nên vui vẻ. Khi bé tập được kĩ năng bốc nhón thành thạo, bé có thể cầm được cả những đồ vật nhỏ hoặc các loại hạt nhỏ.

1. Mục đích

– Phát triển kỹ năng vận động tinh.
– Phát triển tư duy cho trẻ.
– Phát triển kỹ năng phối hợp song phương.
– Rèn luyện sự tập trung cho trẻ,

2. Mục tiêu

– Nhận thức:
+ Bé nhận biết được cách sưt dụng kết hợp ngón cái và ngón trỏ tạo thành cái kẹp để nhón đồ ăn.
+ Bé nhận ra các mối quan hệ nhân – quả, phân biệt được thứ mình thích và không thích

– Vận động tinh: Bé sử dụng ngón cái và ngón trỏ tay để bốc nhón các đồ vật, gỡ các đồ vật…

– Ngôn ngữ:
+ Bé hiểu được các chỉ dẫn của ba mẹ
+ Tăng vốn từ vựng liên quan đến nội dung bốc nhón

– Nội dung tích hợp:
+ Giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống một cách chủ động và tự nhiên.
+ Phát triển kĩ năng bốc nhón đồng nghĩa với việc giúp bé tự học cách dùng lưỡi và tay điều khiển thức ăn một cách linh động ngay từ những tháng đầu đời, giúp bé phát triển toàn diện và nhanh nhẹn hơn về mặt thể chất.

3. Độ tuổi

  • Từ 9m

4. Chuẩn bị

– Băng dính
– Que kem gỗ
– Hộp carton
– Lọ nhựa
– Các loại hạt…

5. Cách chơi

1. Hoạt động 1: Gỡ băng dính khỏi tủ:
– Ba mẹ dán những mẩu băng dính nhỏ lên cửa tủ sau đó cho bé gỡ ra

2. Hoạt động 2: Bỏ que vào hộp
– Ba mẹ có thể tận dụng các hộp giấy có trong nhà, rạch một đường nhỏ trên hộp và để con bỏ những que kem gỗ vào trong hộp.

3. Hoạt động 3: Bỏ hạt vào lọ
– Ba mẹ dùng nui hoặc các loại hạt để bé nhón thả vào lọ.

6. Lưu ý

– Ba mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé khi chơi với hạt để các laoij hạt ko rơi vào mắt, mũi, tai trẻ.

7. Cách phát triển hoạt động

– Khi bé thành thạo với việc bốc nhón ba mẹ có thể tăng độ khó của hoạt động bằng cách cho bé bóc nhón các đồ vật kích thước nhỏ, đồ vật có bề mặt trơn…

By,

Mẹ và Sóc

➫ KẾT NỐI VỚI MÌNH TẠI:

►Email: anh.nguyenvan1512@gmail.com

►Đăng ký kênh: Mẹ và Sóc (https://www.youtube.com/@mevasoc)

►Facebook: Vân Anh (mẹ Sóc Nhỏ) (https://www.facebook.com/anh.nguyenvan1512)

►Fanpage: Mẹ và Sóc (https://www.facebook.com/mevasoc.blog)

►Instagram: mami.va.soc (https://www.instagram.com/mami.va.soc/)

►Tiktok: Mẹ và Sóc (mevasoc.1512)

►Youtube Shorts: Vui cùng Sóc (https://www.youtube.com/@vuicungsoc)

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *